Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong trường học
Lượt xem: 205
CTTĐT - Thực hiện Dự án 6 về: ‘‘Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch’’ đang được các trường học vùng cao của huyện Mường Khương đang thực hiện có hiệu quả góp phần truyền giữ, hình thành sự tự tôn, tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình
anh tin bai
 

Nghệ nhân Nhân dân Hoàng Sín Hoà- xã Nấm Lư- huyện Mường Khương người 'truyền lửa'' đam mê hát dân ca Nùng dín đến thế hệ trẻ

Đều đặn 2 buổi/tháng, Trường mầm non Nấm Lư vinh dự mời được Nghệ nhân Nhân dân Hoàng Sín Hoà (người có kinh nghiệm lâu năm trong hát dân ca không chỉ của xã mà của huyện) đến dạy hát dân ca cho các bé từ 3 đến 5 tuổi. Sự hào hứng, thích thú và đam mê học hát dân ca của cả cô và trò được lan toả. Do là các bé còn ở lứa tuổi nhỏ, mới bắt đầu tập làm quen với dân ca nên việc học được Nghệ nhân và cô giáo cũng chú trọng hơn, học từ những bài thơ, bài hát ngắn, dễ thuộc rồi đến những bài dài hơn. Sự đam mê, truyền lửa của nghệ nhân cộng với sự yêu thích dân ca của dân tộc mình, tự hào về truyền thống quê hương đã tạo nên những giờ học hát Dân ca vui vẻ và ý nghĩa. Với những bé 3 đến 5 tuổi đã có thể thuộc những bài thơ ngắn và đọc thành thạo.

Bé Lý Duy Nghĩa- lớp 5 tuổi A1 Trường Mầm non Nấm Lư- Huyện Mường Khương cho biết: Con rất thích các bài thơ, bài hát của Dân ca Nùng dín, đây là những bài thơ, bài hát của dân tộc con. Ở trên lớp các cô đã dạy cho chúng con những bài thơ, bài hát, con rất thích vì những bài thơ, bài hát đó rất hay, trong lớp của con các bạn thuộc nhiều bài thơ, bài hát dân ca nùng dín.

anh tin bai

Các bé từ 3 đến 5 tuổi đã thuộc 2 đến 3 bài thơ dân ca Nùng Dín

Thực hiện Dự án, Ban giám hiệu Trường Mầm non Nấm Lư đã họp và thống nhất nội dung gắn lợi thế của địa phương là dân ca Nùng dín để các em tiếp cận ngay khi còn học ở cấp mầm non. Bởi trẻ càng được tiếp cận sớm thì nhận thức, hiểu biết và tư duy của trẻ càng tiếp thu nhanh. Quá trình thực hiện được sự ủng hộ cao từ cấp uỷ chính quyền xã, phụ huynh học sinh và sự tâm huyết của Nghệ nhân; giữa giáo viên và Nghệ nhân có sự trao đổi thường xuyên về nội dung các bài hát, cách luyến láy câu từ để phù hợp với trẻ nhỏ. Nhà trường cũng xác định để trẻ tiếp thu thường xuyên thì giáo viên phải là những người biết đọc thơ và hát được dân ca trước, do đó giáo viên tích cực học hát từ Nghệ nhân truyền dạy và dạy lại cho các trẻ, đến nay giáo viên nhà trường cơ bản đã thuộc từ 2 đến 3 bài hát, bài thơ Dân ca Nùng dín.

 

Không chỉ ở Trường mầm non Nấm Lư, Dự án 6 ‘‘Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch’’ thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, đã được ngành giáo dục huyện triển khai thực hiện tới tất cả các cấp học trên địa bàn; trong đó mỗi cơ sở giáo dục thành lập được ít nhất 1 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian để thực hành, biểu diễn và trao truyền các thể loại văn hoá dân gian. Mời các nghệ nhân tổ chức truyền dạy bảo tồn văn hóa, nghệ thuật dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ, tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc ở địa phương. Vai trò của các Nghệ nhân là hết sức quan trọng, tâm huyết truyền dạy cho thế hệ trẻ để bản sắc văn hoá không bị mai một.

anh tin bai

Cả cô và trò say mê, yêu thích các giờ học hát Dân ca

Nghệ nhân Nhân dân- Hoàng Sín Hoà xã Nấm Lư – huyện Mường Khương cho biết: Thời gian vừa qua theo yêu cầu của Bán giám hiệu nhà trường Mầm non tôi truyền dạy 4 đến 5 bài có bài dài bài ngắn, hôm nay kiểm tra lại các cháu thuộc 2 bài, các cô giáo cũng thuộc các bài nhiều hơn bước đầu như thế là rất tốt; các cô giáo vừa tiếp thu, vừa học lại vừa truyền dạy. Tôi rất là vui và tự hào bởi có nhiều người tiếp bước để truyền dậy dân ca Nùng dín đến thế hệ trẻ để không mai một, không thất truyền bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Mường Khương với 23 dân tộc anh em cùng sinh sống, việc tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc đã và đang góp phần làm phong phú nội dung giáo dục của các nhà trường và hơn hết là giúp hình thành nhân cách cho học sinh giàu tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển ở các vùng dân tộc và miền núi./.

Nguồn: Cổng TTĐT huyện Mường Khương
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1