Phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024
Lượt xem: 51
CTTĐT- UBND tỉnh lào Cai ban hành Kế hoạch số 220/KH-UBND về Phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024 theo Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 19/5/2021.

Theo đó, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu của Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 19/5/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024. Thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã; bảo đảm thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người dân, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Lào Cai Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 10,77% trở lên; mỗi xã phấn đấu đạt tối thiểu 01 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo; đổi mới phương thức, cách thức, nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương và của Tỉnh về chính sách giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để người dân vùng dân tộc thiểu số, các xã nghèo được tiếp cận các thông tin chính thống, từ đó làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo.  

Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, mở rộng diện phủ sóng và chất lượng phát thanh, truyền hình, điện thoại. Ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội trong triển khai các hoạt động tuyên truyền về giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở, phấn đấu 100% các thôn bản được đón nhận thông tin tuyên truyền.

Tiếp tục thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ có năng lực từ huyện về xã, từ xã sang xã, đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và tâm huyết thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt khâu đánh giá cán bộ làm cơ sở xây dựng, rà soát, điều chỉnh, quy hoạch cán bộ.

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã nghèo theo hướng chuẩn hóa gắn với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, thực hiện tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ, đào tạo theo chức danh. Bồi dưỡng theo hướng kết hợp lý luận gắn với thực tiễn, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho từng chức danh cán bộ, công chức theo hướng thiết thực, hiệu quả chất lượng.

Giao trách nhiệm, chỉ tiêu thi đua đối với cấp ủy đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên cấp huyện, xã (đặc biệt là người đứng đầu) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Lồng ghép các nguồn lực đầu tư từ Trung ương, địa phương, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã nghèo.

Hoàn hiện cơ sơ sở hạ tầng giao thông thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế, hệ thống lưới cấp điện Quốc gia phục vụ sản xuất, sinh hoạt; Nâng cấp, hoàn thiện cứng hóa 100% hệ thống đường giao thông liên thôn; Triển khai đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế và một số công trình thiết yếu khác, đảm bảo điều kiện cho người dân các xã được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025, Nghị quyết số 10- NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó, tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của xã có giá trị kinh tế; phát triển kinh tế đồi rừng và ngành hàng tiềm năng địa phương có giá trị cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Chủ động tiếp cận thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến sâu nông, lâm sản để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Thực hiện rà soát, đánh giá các điều kiện sản xuất tại các xã, xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích đất rừng trồng không hiệu quả sang đất sản xuất nông nghiệp; triển khai các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, cây dược liệu có thế mạnh của địa phương mang giá trị kinh tế hàng hóa phù hợp với Đề án số 01-ĐA/TU và gắn với kế hoạch thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn; tập trung đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp cho các hộ nông dân, kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ địa phương đào tạo nâng cao tay nghề đạt chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn lao động.

Phát triển, nhân rộng hiệu quả mô hình kinh tế tập thể THT, HTX, xây dựng các thương hiệu OCOP, đẩy mạnh ứng dụng công thông tin vào trong sản xuất và quảng bá sản phẩm tìm kiếm thị trường. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo việc làm cho các hộ dân trên địa bàn các xã.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển vùng sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, theo hướng Tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, huyện và các xã chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư và tổ chức các mô hình sản xuất cho phù hợp.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 06- ĐA/TU của Tỉnh ủy về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục - nguồn nhân lực khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025.

Triển khai đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu mầm non, phổ thông thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông  và phổ cập mầm non theo Kế hoạch 305/KH-UBND ngày 12/9/2022; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng phòng học, phòng học bộ môn và các công trình phụ trợ giai đoạn 2022 - 2025 đã được phê duyệt.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường, lớp chi tiết, cụ thể đến từng lớp, từng thôn, bản; thực hiện kế hoạch gộp điểm trường, giảm lớp, giảm học sinh ở điểm trường, tăng số học sinh ở trường chính, tăng số học sinh/lớp để tập trung đầu tư; sắp xếp trường, lớp đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thực hiện tốt các chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo; duy trì và nâng cao chất lượng mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi; thực hiện hiệu quả công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, trong đó tập trung vào thanh niên, phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở vùng cao, người trong độ tuổi lao động,...

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp và phân luồng cho học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, học nghề, TCCN; định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của tỉnh (du lịch, khai khoáng, dịch vụ...).

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, phấn đấu giảm mắc và chết do bệnh, tật, không để dịch bệnh lớn và ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra. Tăng cường công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và trẻ em dưới 6 tuổi; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trong khám, chữa bệnh cho nhân dân và công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Bảo đảm 100% người dân tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tham gia bảo hiểm y tế; tăng cường công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cung cấp đầy đủ thuốc cho công tác khám, chữa bệnh tại trạm y tế; thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã.

Phấn đấu 100% xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng đối với các tiêu chí còn đạt thấp. Căn cứ nhu cầu thực tế xây dựng kế hoạch luân phiên bác sỹ xuống làm việc tại trạm y tế tối thiểu 02 ngày/tuần. Thực hiện có hiệu quả Đề án số 07-ĐA/TU của Tỉnh ủy về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới, giai đoạn 2020-2025”.

Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập cơ sở cấp phát thuốc thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadon tại các xã có nhiều người nghiện ma túy.

Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa thông tin ở cơ sở; khai thác và phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí... của cộng đồng dân cư. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức các hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về xây dựng hương ước, quy ước, phòng chống bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. cho cán bộ cơ sở và các tầng lớp nhân dân.

Khảo sát chi tiết số lao động trong độ tuổi tại các xã chưa có việc làm nhưng có nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm mới. Kết nối với doanh nghiệp tổ chức 10 phiên/hội nghị tư vấn, giao dịch việc làm tại các xã (bình quân 01 phiên/xã) cho 300 - 350 lượt người tham gia để tuyên truyền, tư vấn đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trong và người tỉnh; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Phấn đấu mỗi gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo có 01 lao động có khả năng tham gia lao động có việc làm, gắn với thu nhập ổn định.

Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 10/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển thị trường lao động, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Thực hiện đào tạo nghề cho khoảng 500 lao động nông thôn (tương ứng với 15 lớp đào tạo nghề) tại các xã nghèo để đáp nhu cầu đào tạo của người lao động; đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp và theo nhu cầu phát triển theo vùng sản xuất của địa phương.

Tổ chức hội nghị tư vấn, định hướng phân luồng học sinh cho các trường THCS, THPH trên địa bàn các xã, huyện có tỷ lệ nghèo cao. Tăng cường thực hiện liên kết đào tạo trình độ trung cấp kết hợp với học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại các trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố.

Triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn các xã; kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo thoát nghèo.

CTTĐT

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1