Định hướng đến năm 2030, tỉnh Lào Cai phát triển sản xuất 02 loại rau chủ lực
Lượt xem: 662
CTTĐT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2023 phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 (Đề án). Theo Đề án, Lào Cai nằm trong số các tỉnh, thành phố phát triển sản xuất 02 loại thuộc nhóm rau chủ lực gồm: rau cải các loại và rau họ đậu.

Đề án nhằm phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng rau trong nước và một phần xuất khẩu, phát triển bền vững ngành hàng rau; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng rau cả nước đạt 23 - 24 triệu tấn; trong đó sản lượng rau phục vụ chế biến khoảng 1,0 - 1,3 triệu tấn. Trên 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn. Tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng rau cả nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau đạt khoảng 1,0 - 1,5 tỷ USD.

anh tin bai

Trồng rau bắp cải (Ảnh: LCĐT)

Đến năm 2030, diện tích rau cả nước đạt khoảng 1,2 - 1,3 triệu ha

Định hướng diện tích rau cả nước (nhóm rau chủ lực và nhóm rau khác) đến năm 2030 đạt khoảng 1,2 - 1,3 triệu ha. Trong đó nhóm rau khác chiếm khoảng 60% tổng diện tích gieo trồng rau cả nước, gồm các loại: Rau muống; bầu, bí; khoai tây; cà rốt; rau gia vị; cà các loại; rau bản địa,… phân bổ ở tất cả các vùng trong cả nước.

Tập trung phát triển sản xuất 07 loại thuộc nhóm rau chủ lực gồm:

(1) Rau cải các loại diện tích khoảng 200.000 - 220.000 ha; tập trung tại Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang,…

(2) Dưa hấu diện tích khoảng 50.000 - 60.000 ha; tập trung tại Hải Dương, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,…

(3) Dưa chuột (dưa leo) diện tích khoảng 50.000 - 60.000 ngàn ha; tập trung tại Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,…

(4) Hành, tỏi diện tích khoảng 55.000 - 60.000 ha; tập trung tại Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, An Giang,…

(5) Rau họ đậu diện tích khoảng 50.000 - 55.000 ha; tập trung tại Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Quảng Nam, Lâm Đồng, Gia Lai, Tây Ninh, Đồng Nai, Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long,…

(6) Ớt cay diện tích khoảng 40.000 - 45.000 ha; tập trung tại Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thanh Hóa, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng,…

(7) Cà chua diện tích khoảng 25.000 - 30.000 ha; tập trung tại Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Trà Vinh,…

Phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến

Đến năm 2030, diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc cả nước khoảng 360.000 - 400.000 ha; trong đó diện tích rau phục vụ chế biến khoảng 50.000 - 60.000 ha gồm các loại: Cà chua, dưa chuột, ớt cay, khoai tây, một số loại rau cải...

Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc phân chia theo các vùng: Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Trung du miền núi phía Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

anh tin bai
anh tin bai
 

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định quy mô vùng sản xuất rau tập trung trong phương án Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan khác. Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng rau, ưu tiên tại các vùng tập trung; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất rau từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đầu tư lưu giữ nguồn gen các giống rau, đặc biệt là nhóm rau bản địa; chọn tạo, sản xuất hoặc nhập nội các giống rau mới, các giống lai F1 (cải bắp, cà chua, dưa chuột, ớt cay...) có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc trong sản xuất rau an toàn,...

Đối với thị trường trong nước, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn, gắn với mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; đa dạng hóa các kênh phân phối rau an toàn, hình thành các sàn giao dịch; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại,... để người tiêu dùng có đủ thông tin về sản phẩm rau Việt Nam. Đối với thị trường xuất khẩu, tiếp tục giữ vững những thị trường tiêu thụ rau truyền thống, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến mở rộng các thị trường mới./.

Thanh Huyền
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1