Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai
Lào Cai là
một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.364,25km2,
vị trí địa lý nằm ở các điểm:
- Phía Bắc
giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Điểm cực Bắc 22051’ vĩ độ
Bắc thuộc xã Pha Long, huyện Mường Khương;
- Phía
Nam giáp tỉnh Yên Bái. Điểm cực Nam 21051’ vĩ độ Bắc thuộc
xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn;
- Phía Đông
giáp tỉnh Hà Giang. Điểm cực Đông 104038’ kinh độ Đông
thuộc xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên;
- Phía Tây
giáp tỉnh Lai Châu. Điểm cực Tây 103031’ kinh độ Đông thuộc
xã Y Tý, huyện Bát Xát.
Độ cao
trung bình ở các huyện, thị xã, thành phố:
- Thành
phố Lào Cai: 100 m
- Thị xã
Sa Pa: 1.600 m
- Huyện Bát
Xát: 100 m
- Huyện
Mường Khương: 1.000 m
- Huyện
Si Ma Cai: 1.200 m
- Huyện Bắc
Hà: 1.200 m
- Huyện Bảo
Thắng: 100 m
- Huyện Bảo
Yên: 100 m
- Huyện Văn
Bàn: 200 m
Một số
đỉnh núi cao:
- Phan Xi
Phăng: 3.143 m
- Lang
Lung: 2.913 m
- Tả Giàng
Phình: 2.850 m
Một số sông
ngòi chính:
- Sông Hồng:
Chiều dài chảy trong tỉnh 120 km;
- Sông Chảy:
Chiều dài chảy trong tỉnh 124 km;
- Ngòi Nhù:
Chiều dài chảy trong tỉnh 68 km.
Các loại
khoáng sản:
- Quặng sắt
ở thành phố Lào Cai, huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên;
- Cao
lanh, Fenspat, Graphit, Apatit ở thành phố Lào Cai;
- Quặng Đồng
ở huyện Bát Xát;
-
Molipden ở huyện Sa Pa.
Đặc điểm địa
hình và khí hậu (có thể
- Vùng
cao là vùng có độ cao trên 700 m trở lên, vùng này được hình thành do 2 dãy núi
chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi. Độ dốc địa hình khá lớn, chủ yếu từ
150 đến 200 m. Lào Cai có 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu, phân thành 10 kiểu sinh
khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu. Có 3 vành đai sinh khí hậu cơ bản và 2 mùa
tương đối rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn mùa mưa
bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình từ 150C đến 200C,
lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2.000 mm.
- Vùng thấp
nhiệt độ trung bình từ 230C đến 290C, lượng mưa trung bình
từ 1.400 mm đến 1.700 mm.