CTTĐT - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong tình hình mới thì hoạt động này cần thay đổi để nâng cao hiệu quả.
Tích cực
vào cuộc
Đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính
sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người
lao động, đồng thời góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo... Cụ thể hóa chủ trương
trên tỉnh Lào Cai đã ban hành Đề án về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
2020-2025, trong đó có Dự án thành phần giải quyết việc làm cho lao động, tăng
cường triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lao động tỉnh Lào Cai đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.
Nhằm
trang bị kiến thức, hiểu biết về pháp luật cho lao động đi làm việc ở nước
ngoài; công tác tuyên truyền, tư vấn thông tin luôn được Lào Cai chú trọng từ
khâu tuyển chọn, đào tạo, giáo dục chính trị, tư tưởng cho người lao động tham
gia đi làm việc ở nước ngoài; đẩy mạnh tuyên truyền về Luật xuất nhập cảnh… tới
với nhân dân và người lao động bằng nhiều hình thức phong phú trên các phương
tiện thông tin đại chúng; chức Hội chợ việc làm, hoạt động Sàn giao dịch việc
làm và xuất khẩu lao động. Theo đó, giai đoạn 2012 -2022, toàn tỉnh đã tổ chức
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho trên 2.000 lượt cán bộ cấp huyện, xã, thôn, bản,
tổ dân phố. tuyên truyền tại các xã, thị trấn cho trên 10.000 lượt người lao động.
Đặc biệt,
cuối tháng 8/2022, Sở Lao động – TBXH tỉnh đã phối hợp với Cục Quản lý lao động
ngoài nước -Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội, Tổ chứ Lao động quốc tế (ILO)
và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới (UN WOMEN) tổ chức khai trương Văn
phòng thông tin, tư vấn và hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
(gọi tắt là MRC) tại Lào Cai. Văn phòng đặt tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh
Lào Cai. Việc Khai trương và đưa Văn phòng MRC đi vào hoạt động tại Lào Cai sẽ
giúp cung cấp các thông tin, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kịp thời, chính xác, hiệu
quả cho các đối tượng quan tâm đến lĩnh vực lao động ngoài nước.
Theo Sở
Lao động – TBXH tỉnh, để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
được thụ hưởng tối đa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; thời gian qua các
ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ giúp người lao động hoàn
thiện thủ tục hồ sơ xuất cảnh, như: cấp mới, cấp lại chứng minh nhân dân (nay
là căn cước công dân), xác nhận lý lịch tư pháp, cấp hộ chiếu, visa cho người
lao động; Ngân hàng chính sách xã hội từ cấp tỉnh tới cấp huyện đã hướng dẫn, tạo
thuận lợi để người lao động được vay vốn đi lao động ở nước ngoài với lãi xuất
ưu đãi theo quy định…
Theo thống
kê của cơ quan chuyên ngành, giai đoạn 2016 đến tháng 4/2022, toàn tỉnh đã có
79 lao động được hỗ trợ với số tiền 316,4 triệu đồng từ nguồn ngân sách Trung
ương và địa phương; đồng thời, có 290 lao động thuộc các huyện nghèo được Trung
tâm Lao động ngoài nước và các doanh nghiệp thực hiện hỗ trợ trực tiếp. Bên cạnh
đó, từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội, toàn tỉnh đã có 652 lao động được
vay với doanh số cho vay là 22.168 triệu đồng.
Mặc dù
giai đoạn 2012- 2022, toàn tỉnh chỉ có gần 700 lao động đã xuất cảnh đi làm việc
tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ảrậpxêut …Song thực tế cho thấy Lào
Cai có trên 182 km đường biên giới với nước bạn Trung Quốc; những năm qua, quan
hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm không ngừng
tăng lên. Việc làm ăn buôn bán khu vực có cửa khẩu lối mở có nhiều thuận lợi,
thu hút được nhiều doanh nghiệp, người lao động tham gia. Đặc biệt, tại những
thời điểm nông nhàn trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, mỗi năm có hàng
nghìn công dân xuất cảnh qua biên giới làm ăn, buôn bán, chủ yếu là lao động phổ
thông, chưa qua đào tạo.
Để thực
hiện có hiệu quả công tác quản lý lao động của địa phương qua biên giới làm việc,
thời gian qua tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành
phố tăng cường quản lý lao động qua biên giới làm việc. Kết quả, từ năm
2017-2019, đã đưa 1.051 lao động của địa phương sang làm việc theo hợp đồng tại
Công ty Hữu hạn khoa học kỹ thuật Huệ Hồng tại huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc.
Với sự
vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, thực tế cho thấy, mặc dù là tỉnh vùng
cao, biên giới còn nhiều khó khăn; song nhận thức của nhân dân, người lao động
về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng được nâng lên, người lao động
đã chủ động tham gia; nhất là lao động ở các huyện nghèo, người dân tộc thiểu số.
Qua đó, đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội,
xóa đói, giảm nghèo (người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập tương
đối ổn định, cao hơn so với việc làm cùng ngành nghề và trình độ ở trong nước,
chẳng hạn tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,.. thu nhập từ 20 - 25
triệu đồng/người/tháng); nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động góp phần
hội nhập quốc tế. Đặc biệt, kết quả hợp tác quản lý lao động qua biên giới đã mở
ra hướng đi mới cho các tỉnh có đường biên giới; góp phần tăng cường hợp tác hữu
nghị giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đáp ứng nhu cầu
việc làm, thu nhập của người lao động, đặc biệt lao động khu vực biên giới, người
dân tộc thiểu số, góp phần bảo đảm an ninh, chính trị biên giới quốc gia.

Ra mắt
Văn phòng thông tin, tư vấn và hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước
ngoài tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Lào Cai
Vẫn
còn những khó khăn
Từ thực
tiễn về công tác đưa người lao động đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng
trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong những năm qua cho thấy vẫn còn có những khó
khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác này. Cụ thể là, về mức trần
tiền dịch vu thu từ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động quy định
tại Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH (đơn cử, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc là
0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền
lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên); song trên thực tế chi phí này do các doanh
nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thu và có thể còn bị đẩy cao
hơn so với mức quy định nêu trên, gây khó khăn cho người lao động, đặc biệt là
các đối tượng chính sách.
Cơ chế hỗ
trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa phù hợp với thực
tiễn, bởi người lao động phải xuất cảnh mới được hỗ trợ; trong khi đó nhiều lao
động ở địa phương thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đã đầu tư học nghề, ngoại ngữ,
tham gia dự thi đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc,.. nhưng do tính cạnh tranh
cao (thi tuyển trong toàn quốc) nên không đạt, gây khó khăn thêm cho gia đình
và không khuyến khích để người lao động tham gia.
Cùng với
đó, công tác quản lý các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài còn gặp khó khăn; hiện nay Lào Cai chưa có doanh nghiệp
nào của địa phương mà chủ yếu là doanh nghiệp ngoài tỉnh đến thực hiện hoạt động
này; do đó, cơ quan quản lý tại địa phương khó nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể
của các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để có hướng dẫn,
chấn chỉnh kịp thời để công tác này đạt hiệu quả cao hơn.
Hơn nữa,
việc quản lý người lao động của địa phương tại nước ngoài gặp nhiều khó khăn bởi
một số lao động ý thức kỷ luật chưa cao, vẫn còn tình trạng người lao động động
hết hạn hợp đồng nhưng ở lại cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài (Hàn Quốc), cho
dù chính cơ quan quản lý nhà nước đã cùng chính quyền địa phương vận động,
tuyên truyền để người lao động trở về nước khi hết thời hạn hợp đồng làm việc.
Tiếp tục
nâng cao hiệu quả
Trong xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu tiếp nhận lao động của
các nước rất lớn; là cơ hội để đẩy nhanh, nâng cao hiệu quả việc đưa người lao
động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm,
tạo thu nhập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng trong thời gian tới, Lào Cai sẽ tập trung làm tốt những giải pháp
sau:
Một là, Cấp
ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh tiếp tục thực hiện
các nội dung của Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 08/5/2012 của Ban Bí thư khóa XI về
tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; gắn chỉ tiêu đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp huyện và tỉnh.
Hai là,
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến xuất cảnh, nhập
cảnh để người công dân, nhất là người lao động biết và tự giác chấp hành. Phổ
biến, thông tin kịp thời về thị trường lao động ở nước ngoài để người lao động
nắm bắt và lựa chọn; các địa phương trong tỉnh cần tích cực chỉ đạo và phối hợp
với các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tổ
chức tuyển chọn, đào tạo, đưa lao động của địa phương đi làm việc ở nước ngoài
bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Triển khai thực hiện có hiệu quả các
chính sách nhà nước về hỗ trợ người lao động đi làm việc nước ngoài.
Ba là,
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh cần chủ động phối hợp với các doanh
nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuyển chọn, đào tạo
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời đấy mạnh công tác đào tạo
nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác
phong làm việc công nghiệp cho người lao động khi tham gia đi làm việc ở nước
ngoài. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh cần
tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Sàn giao dịch việc làm, tổ chức tốt các hoạt động
thông tin tư vấn việc làm, thông tin thị trường việc làm trong và ngoài nước, tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm kiếm được việc làm trong nước và nước
ngoài.
Bốn là,
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quản lý lao động qua biên giới với tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc) khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt; tiếp tục triển
khai thí điểm lao động của tỉnh qua biên giới làm việc tại doanh nghiệp Trung
Quốc, bảo đảm chế độ người lao động theo quy định của pháp luật lao động ở mỗi
quốc gia. ưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài
Năm là, đề
nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét tiếp tục đàm phán mở rộng thông
tin thị trường lao động tại các nước phát triển để người lao động tiếp cận được
đa dạng hơn. Mở rộng đối tượng cho vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để
đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động không phải
đối tượng chính sách theo quy định hiện hành. Cần ban hành quy định cụ thể, chặt
chẽ đối với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện
đầy đủ các quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng./.