CTTĐT - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức sâu sắc về vấn đề này, những năm qua cấp ủy, chính quyền tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo và đạt được nhiều kêt quả nổi bật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai.
Lào
Cai là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có trên 182km đường biên giới
tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dân số trên 73 vạn người, có 25
nhóm, ngành dân tộc cùng sinh sống, chiếm hơn 66% dân số toàn tỉnh. Mỗi dân tộc
đều có những nét văn hóa đặc trưng độc đáo, đậm đà bản sắc tạo nên nét văn hoá
cộng đồng các dân tộc đặc sắc của Lào Cai. Đây vừa là tiềm năng, là động lực để
Lào Cai gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, xây dựng cốt cách con
người Lào Cai.
Lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc trở thành nét đẹp văn hóa trong việc bảo vệ rừng.
Để
gìn giữ, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai một cách toàn diện,
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh,các nhiệm kỳ Đại hội, Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh đều ban hành các đề án, nghị quyết về phát triển thiết chế
văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để tập trung chỉ đạo.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV đã ban hành Chương trình số 201-CTr/TU thực
hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, với 5 nhóm nhiệm vụ, 4 nhóm
giải pháp. Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh đề ra nhiệm vụ giai đoạn 2015-2020:
"Phát triển con người Lào Cai toàn diện, giàu bản sắc văn hóa từng dân tộc;
nâng cao trí tuệ, năng lực sáng tạo, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý
thức tuân thủ pháp luật". Theo đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển
khai thực hiện đồng bộ các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ; y tế; dân số - gia đình; văn hóa,
văn nghệ, thể dục - thể thao; giảm nghèo bền vững; phòng, chống các tệ nạn xã hội…
Xác định xây dựng môi trường văn hóa là cơ sở để hình thành cốt cách con người Lào
Cai, 10 năm qua (2011-2020), vấn đề xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đã được
các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, coi đó là nhiệm vụ
thường xuyên. Trong đó phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa" được triển khai gắn liền với việc cụ thể hóa và thực hiện các chính
sách lớn của tỉnh Lào Cai. Khi triển khai, các địa phương đều tiến hành khảo
sát, điều tra, phân loại các khu vực để có cách làm, giải pháp khác nhau cho
phù hợp. Các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan,
đơn vị, trường học văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành
mạnh đi vào thực tiễn đời sống xã hội được các cấp, các ngành tập trung triển
khai thực hiện, có sức lan tỏa rộng khắp.
Không
chỉ vậy, việc xây dựng văn hóa trong từng gia đình được quan tâm. Tỉnh Lào Cai
chú trọng giải quyết những vấn đề nổi cộm và cấp bách về xây dựng gia đình ở
vùng cao như: hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, bất bình đẳng giới, phụ nữ đi
khỏi địa phương, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tỉnh uỷ Lào Cai ban hành Chỉ thị số
33-CT/TU ngày 30/10/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với cấp ủy, chính
quyền các cấp trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Gắn triển khai
hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hóa với triển khai các phong trào xây
dựng làng, bản, tổ dân phố. Lào Cai chủ trương xây dựng các câu lạc bộ tuyên
truyền, mô hình mẫu, hương ước, quy ước; lập ra các hội đồng người có uy tín trong
cộng đồng,... để tuyên truyền triển khai thực hiện. Và kết quả là nhiều mô hình
làng văn hoá đặc thù được xây dựng như mô hình làng văn hoá du lịch ở Bắc Hà,
Sa Pa; làng văn hoá vùng đặc biệt khó khăn ở Bát Xát, Bảo Yên; làng văn hoá sức
khoẻ ở Si Ma Cai, Mường Khương… Mô hình làng văn hóa đã có tác động tích cực tới
phát triển đời sống văn hoá, kinh tế - xã hội của Nhân dân vùng nông thôn. Qua
đó không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân mà còn góp phần
nâng cao thu nhập cho bà con qua các dịch vụ homestay, phát triển nghề truyền
thống…
Ngoài
ra, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội gắn với xây
dựng nông thôn mới và đô thị văn minh được Nhân dân đồng lòng hưởng ứng và huy
động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội của
người dân có nhiều chuyển biến, nếp sống văn hoá trở thành thói quen trong sinh
hoạt hằng ngày của người dân.
Một
cách làm sáng tạo nữa cần kể đến là, Lào Cai đã triển khai Chương trình “Biến
di sản thành tài sản”. Theo đó, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi vùng có một loại
đặc sản trở thành hàng hóa, trở thành thương hiệu của Lào Cai trong bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần tạo nguồn lực phát triển du lịch
gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; đồng thời, khơi dậy lòng
tự hào dân tộc về văn hóa truyền thống, tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp,
khích lệ sáng tạo giá trị văn hóa mới, tiến bộ, xóa bỏ những tập tục lạc hậu. Không
dừng lại ở đó, hoạt động ngoại giao văn hóa được tỉnh Lào Cai quan tâm triển
khai với nhiều hình thức phong phú, nổi bật như phối hợp tổ chức giải đua xe đạp
quốc tế “Một đường đua hai quốc gia”, “Giải Marathon vượt núi Việt Nam”, Giao
lưu “Ánh trăng Hồng Hà”... góp phần gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao
chính trị và ngoại giao kinh tế, đồng thời khẳng định sự chủ động hội nhập, xây
dựng văn hóa dân tộc bằng sức mạnh, bản lĩnh, cốt cách của văn hóa, con người
Lào Cai.
Lào
Cai chú trọng xây dựng không gian di sản văn hoá, dựa trên lợi thế khai thác thế
mạnh di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh để xây dựng thành các, điểm đến du lịch
độc đáo, đặc sắc của địa phương. Tính đến nay, toàn tỉnh có 37 di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia, 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 50
di tích danh thắng cấp quốc gia và cấp tỉnh, 1 bảo vật quốc gia. Nhiều di tích,
danh thắng, lễ hội dân gian đã phát huy hiệu quả trở thành sản phẩm du lịch tâm
linh nổi tiếng, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Các loại
hình sản phẩm du lịch mới của địa phương từ tài sản văn hóa có tính hấp dẫn,
chân thực trên nền tảng gìn giữ văn hóa truyền thống. Công tác bảo tồn phục dựng
lại nguyên bản các lễ hội đặc sắc, mang tính đại diện, tiêu biểu của cộng đồng
được chú trọng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân và du
khánh. Đến nay, đã có gần 20 lễ hội đặc sắc của 13 dân tộc, tiêu biểu như:
Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La Chí, Hà Nhì… được khôi phục, bảo tồn. Đó là hội
Gầu Tào (Say sán), lễ Cúng rừng của người Mông; Tết nhảy (Pút tồng) của người
Dao đỏ ở Tả Phìn, Tết năm mới của người Dao tuyển, Lễ cúng rừng (Khoi kìm) của
người Dao đỏ; Hội rước nước, Hội chơi hang của người Tày ở huyện Văn Bàn; … Nhiều
lễ hội tiêu biểu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia. Một số lễ hội có quy mô vùng, quốc gia như lễ hội
Gầu Tào của người Mông ở Mường Khương, lễ hội đền Thượng, đền Bảo Hà, đền Cô
Tân An thu hút hàng vạn lượt khách tham dự.

Dệt vải từ sợi đay của đồng bào dân tộc Mông trở thành nét đẹp, điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đến với Lào Cai
Giai
đoạn 2021 – 2025, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai khoá XVI ban hành Nghị quyết số
09-NQ/TU ngày 27/8/2021 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai
đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững”. Theo đó thời gian tới, ttỉnh
Lào Cai xác định tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng con
người Lào Cai phát triển toàn diện, có nếp sống văn hóa, văn minh, hiện đại gắn
với hội nhập, giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa; mang đậm nét đặc trưng của
con người vùng đất biên cương Tổ quốc: “Đoàn kết – Yêu nước – Kỷ cương – Văn
minh – Hiếu khách”. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng con người,
nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thể chất,
năng lực sáng tạo, trách nhiệm xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật,... Nâng cao
thể lực, tầm vóc con người Lào Cai gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức,
đạo đức, kỹ năng sống, khuyến khích tinh thần hiếu học, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tập trung tạo lập môi trường, nếp sống văn hóa văn
minh, hiện đại, giàu bản sắc hướng đến phát triển toàn diện con người Lào Cai;
tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh. Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh trong nhà trường. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa;
phát huy giá trị tốt đẹp trong văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo. Phát huy giá trị
di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, du lịch bền vững ở các địa phương.
Chú trọng triển khai các chương trình bảo tồn, phục dựng lễ hội dân gian truyền
thống; các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản đại diện của nhân loại… Khuyến
khích hoạt động tôn giáo gắn bó với quê hương, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn,
tiến bộ. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, đoàn kết giữa người
theo các tôn giáo và người không theo các tôn giáo, củng cố truyền thống đoàn kết
gắn bó chung tay thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, các nhiệm vụ
chính trị của địa phương, các hoạt động xã hội, các cuộc vận động trên địa bàn
tỉnh.
Tỉnh
sẽ tập trung nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động văn hóa; củng cố, kiện
toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động
trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp để thu
hút doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
theo quy hoạch được phê duyệt. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao về văn hóa, văn nghệ của tỉnh. Coi trọng công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đồng thời tôn vinh,
khen thưởng văn nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật
của tỉnh… Tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa; hợp tác và quảng bá bản
sắc văn hóa, con người Lào Cai. Tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi, giới thiệu,
quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật tiêu biểu về đất và người Lào Cai; các sản
phẩm đặc trưng, biểu trưng văn hóa, sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của
Lào Cai. Mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động giao lưu nghệ thuật, hội thảo,
triển lãm, trao đổi ấn phẩm văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản
lý, xây dựng chính sách về văn hóa, con người giữa Lào Cai với các địa phương
trong cả nước và với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế.
Tin
rằng với sự lãnh chỉ đạo sát sao, bài bản và khoa học của cấp ủy, chính quyền,
trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng
trong xây dựng, phát triển văn hoá, con người, tạo động lực hiện thực hoá khát
vọng đưa Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước./.