Lịch sử xuất xứ tên gọi Đại lộ Trần Hưng Đạo và các phố: Hoàng Quốc Việt, Hoàng Đức Chử, Hoàng Sào
Lượt xem: 11784
Đại lộ Trần Hưng Đạo: Lấy tên của danh nhân lịch sử Hưng Đạo Vương -Trần Quốc Tuấn (sinh năm 1231- mất năm 1300),sinh tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; nguyên quán ở làng Tức Mặc, ­­­­­­­­huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Là nhà quân sự - nhà chính trị kiệt xuất, nhà văn đời Trần. Với công lao to lớn ba lần đánh tan quân Nguyên, ông là một Anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần. Ông là tác giả của hai tác phẩm lý luận quân sự là: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp binh thư còn sống mãi đến ngày nay. Sau khi ông mất triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ quốc công Tiết chế Nhân Võ Hưng Đạo Vương. Nhân dân ghi nhận công lao to lớn của ông nên lập đền thờ Ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc, vinh danh Ông là Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương và lập đền thờ Đức Thánh Trần ở nhiều nơi.

Phố Hoàng Quốc Việt: chiều dài 3200 một; kéo dài  từ khu vực Cầu Chui, đến  Bến  Đền. Phố  Hoàng Quốc Việt được đặt theo tên của đồng chí Hoàng Quốc Việt (tên thật: Hạ Bỏ Cang, sinh năm 1905 - mất năm  1992). Quê ở xã Đáp Cầu, huyện Võ Giàng (nay là thị xã Bắc Ninh), tỉnh Bắc Ninh. Năm 1928, tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Bị thực dân Pháp bắt và kết án tù chung thân và đày ra Côn Đảo. Năm 1936, được cử làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. Tại Đại hội II của Đảng (1951), được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, phụ trách công tác dân vận, mặt trận, chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Năm 1960,  viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Tháng 12/1976, tại Đại hội IV của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977), chủ tịch danh dự Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1983); đại biểu Quốc hội (khóa V-VII). Đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

Phố Hoàng Đức Chử: Dài 350 một, đầu phố tiếp giáp với phố Hoàng Quốc Việt, cuối phố tiếp giáp với phố Hà Đặc. Phố Hoàng Đức Chử được đặt theo tên của ông Hoàng Đức Chử, quê ở Phú Thọ, lên Cam Đường từ năm 1917. Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ông trở thành cơ sở bí mật nuôi giấu cán bộ. Năm 1948, ông bị giặc Pháp bắt và bị tra tấn đến chết.

Phố Hoàng Sào: Chiều dài 1250 mét, đầu đường tiếp giáp với đường Hoàng Quốc Việt, cuối đường tiếp giáp với Đại lộ Trần Hưng Đạo. Đường Hoàng Sào được đặt theo tên của Liệt sĩ Hoàng Sào, dân tộc Tày, xã Cam Đư­ờng, mới 20 tuổi đã đư­ợc giao nhiệm vụ tuyên truyền xây dựng LLVT khu Làng Hẻo, Làng Cóc, Pèng, Đá Đinh, Cáng, T­ượng, Kíp Tước, Nậm Rịa, Ú Sì Sung…Một buổi chiều, đồng chí Hoàng Sào trên đ­ường đi tuyên truyền về thì bị tốp lính dõng bắt (phụ trách tốp lính dõng là một người Tày ở Làng Cóc do ta bố trí đưa vào hoạt động trong lòng địch). Tối hôm đó, tổ chức bàn với ng­ười phụ trách lính dõng kế hoạch đánh tháo đồng chí Hoàng Sào trên đư­ờng dẫn giải về căn cứ của địch, như­ng đồng chí không đồng ý, sợ bại lộ cơ sở của ta. Đồng chí Hoàng Sào đã nhắn lại với đồng đội: “ Các đồng chí cứ yên chí, đừng lo, tôi dù có chết cũng không để lộ đâu”. Địch đ­ưa đồng chí Hoàng Sào đi biệt giam tại thị xã Lào Cai, chúng tra tấn đồng chí dã man, như­ng không moi đ­ược thông tin gì, chúng nhét đồng chí vào bao tải rồi ném xuống sông Hồng, chỗ chân cầu Cốc Lếu, đồng chí hy sinh ngày 13/12/1948./.

  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1