CTTĐT - Xác định Nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ hội vàng để chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, Bắc Hà đã nhanh chóng triển khai đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Hướng dẫn người dân
thục hiện kỹ thuật chăm sóc cây lê
Hoàng
Thu Phố là 1 trong 10 xã có tỷ hệ nghèo cao nhất tỉnh, mà một trong những
nguyên nhân dẫn đến nghèo là nhận thức và năng lực thích ứng của người dân với
sản xuất hàng hóa còn chậm. Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được ban
hành đã tạo làn gió mới, làm thay đổi tư duy lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính
quyền xã và nhận thức của người dân. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế, xã
đã rà soát quỹ đất, khoanh vùng để có chiến lược chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng,
vật nuôi phù hợp với từng địa bàn và định hướng của Nghị quyết 10. Xã xác định
phát triển vùng cây ăn quả ôn đới Lê VH06, mận địa phương... là một trong những
cây trồng chủ lực, tạo thành vùng sản xuất chuyên canh. Đến nay, với sự đồng
thuận của người dân, xã đã trồng được hơn 30ha lê VH06, dự kiến trong vài năm tới
xã Hoàng Thu Phố sẽ có vùng lê chuyên canh trên 100ha.
Ông
Trần Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Hoàng Thu Phố cho biết: Cấp ủy chính quyền địa
phương đã xác định cây lê là cây thế mạnh có thể giúp người dân thoát nghèo,
vươn lên làm giàu nếu như người dân áp dụng đúng quy dình kỹ thuật của các cơ
quan chuyên môn hướng dẫn. Hiện tại và trong thời gian tới xã chúng tôi đã triển
khai rất nhiều biện pháp, quyết tâm tạo
thành vùng lê hàng hóa khoảng 100ha. Đồng thời, với những diện tích vườn lê
chưa cho thu hoạch chúng tôi phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Phòng
NN&PTNNT huyện cung ứng giống để người dân trồng rau trái vụ…
Hai chè đúng kỹ thuật
để có sản phẩm đạt chuẩn
Câu
chuyện ở xã nghèo Hoàng Thu Phố là minh chứng rõ nét cho quyết tâm đưa Nghị quyết
10 vào cuộc sống ngay từ cấp cơ sở. Địa danh Bản Liền được gắn trực tiếp vào loại
nông sản nức tiếng, đó là chè hữu cơ. Có thể nói, chè là sản phẩm đầu tiên “đặt
nền móng” cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Bắc Hà. Để khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường, năm 2008, Hợp tác xã chè Bản Liền được thành lập để
liên kết sản xuất, tiêu thụ chè hữu cơ cho 184 hộ dân với tổng diện tích gần
300 ha. Đến nay, Bản Liền có gần 500ha chè hữu cơ, tạo việc làm, nâng cao thu
nhập cho nhiều hộ dân trong xã. Giá thu mua chè hữu cơ cũng luôn đạt cao hơn
nhiều so với chè thường. Hiện nay, chè búp tươi hữu cơ được thu mua với giá khoảng
15 nghìn đồng/kg trong khi giá các loại chè thông thường chỉ đạt từ 6 – 7 nghìn
đồng/kg.
Ông
Phạm Quang Thận, Giám đốc HTX chè hữu cơ Bản Liền chia sẻ: Đối với cây chè phụ
thuộc vào canh tác thủ công khá nhiều, phát cỏ và phải bón phân ủ. Hái chè đòi
hỏi dúng kỹ thuật một tôm hai lá hoặc một tôm một lá. Nhà máy chế biến phải vệ
sinh sạch sẽ dụng cụ trước và sau khi chế biến. Đóng bao đúng quy cách, trước
khi xuất khó phải dán nhãn mác truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Các vườn chè có hệ
thống giám sát bằng vệ tinh, mỗi hộ nông dân được cấp một mã số ICS để quản lý…
Sơ chế quế hưu cơ
nâng cao giá trị sản phẩm
Trên
“nền móng” được thiết lập từ cây chè, quế là sản phẩm thứ 2 tại Bắc Hà được chứng
nhận đạt chuẩn hữu cơ quốc tế với sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài. 2 năm
trở lại đây, diện tích quế hữu cơ liên tục được mở rộng. Hiện nay, Bắc Hà có gần
9.000ha quế hữu cơ, chủ yếu tại các xã Nậm Đét, Nậm Khánh, Cốc Lầu và Bản Cái.
Hợp tác xã Quế hữu cơ Nậm Đét được thành lập để cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, tạo
việc làm cho người dân đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm từ cây quế, nâng cao
thu nhập cho bà con. 2 năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều ngành
hàng gặp khó khăn trong tiêu thụ song các sản phẩm từ quế hữu cơ Bắc Hà vẫn được
giá, xuất khẩu thuận lợi. Cây quế cũng trở thành cây lâm nghiệp chủ lực của địa
phương này, tạo việc làm, mang về thu nhập cao cho người dân các xã khu vực hạ
huyện.
Ông
Triệu Phúc Vầy, Giám đốc HTX Quế hữu cơ Nậm Đét khẳng định: Hiện nay, chúng tôi
đang chế biến các mặt hàng quế đạt tiêu chuẩn Ocop để xuất khẩu ra nước ngoài.
Để đạt tiêu chuẩn quế cho khách hàng mình phải hướng dẫn bà con chăm sóc vườn
quế là không bón phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu. Áp dụng đúng kỹ thuật
của HTX đã làm…
Để
cụ thể hóa Nghị quyết 10 vào thực tế huyện Bắc Hà đã tập chung lãnh đạo, chỉ đạo;
ưu tiên các nguồn lực đầu tư phát triển các ngành hàng chủ lực. Hiện nay, Huyện
đã quy hoạch 3 vùng sản xuất hàng hóa tập trung với 7 ngành hàng chủ lực, gồm
rau, cây ăn quả ôn đới, chè Shan tuyết tại các xã thượng huyện; dược liệu, chăn
nuôi lợn đen bản địa và gà địa phương tại các xã trung và thượng huyện; quế tại
các xã trung và hạ huyện. Với quy hoạch như vậy, Bắc Hà phấn đấu đến năm 2025
có 1.762 ha cây ăn quả, 735 ha chè; 300 ha cây dược liệu; 300 ha rau trái vụ,
9.587 ha quế, tổng đàn lợn đen đạt 39.700 con, tổng đàn gà địa phương đạt
210.000 con. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.610 tỷ đồng.
Đồng
chí Đinh Văn Đăng, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Phát triển
kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tới huyện vẫn tiếp tục triển khai những
chương trình, làm sao để phát huy được thế mạnh của địa phương. Đồng thời tận dụng
tối đa nhưng chính sách và 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Và với
mục tiêu đến năm 2025 huyện Bắc Hà thoát ra khỏi danh sách huyện nghèo…
Sự đổi thay ở nhiều địa
phương
Trong
năm 2022, huyện Bắc Hà tiếp tục tăng cường tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp của Nghị quyết 10 và các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
nông nghiệp; quy hoạch hạ tầng giao thông, xây dựng các khu, vùng sản xuất nông
nghiệp hàng hóa trên địa bàn; thu hút các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư đến đầu
tư thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng các cơ sở, nhà
máy chế biến nông, lâm sản; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng
bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản./.