Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di tích lịch sử – Văn hóa đền Phúc Khánh- huyện Bảo Yên
Lượt xem: 162

1. Phạm vi lập quy hoạch xây dựng

Phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu di tích lịch sử văn hóa Đền Phúc Khánh nằm trong tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng khu di tích lịch sử văn hoá đền Phúc Khánh nằm trong tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên đã được phê duyệt  năm 2006, có chỉ giới như sau:

-          Phía Bắc giáp đường quốc lộ 279;

-          Phía Nam giáp đường và khu dân cư theo quy hoạch duyệt năm 2006

-          Phía Đông giáp đường N4 và khu dân cư theo quy hoạch phê duyệt năm 2006

2. Sự cần thiết lập quy hoạch

            Đền Phúc Khánh (Thành Nghị Lan) được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2006, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng toàn bộ khu vực thị trấn Phố Ràng. Trong quá trình triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch có một số nội dung liên quan đến khu vực Đền không phù hợp cần phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện.

            Khu vực này chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 do vậy dẫn đến việc triển khai thực hiện các dự án thiếu đồng nhất. Theo quy định hiện hành, khi tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng, bắt buộc phải lập quy hoạch chi tiết  xây dựng tỷ lệ 1/500 với mục đích lâu dài để quản lý, xác định quy mô, diện tích của dự án làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng và phân kỳ đầu tư. Vì vậy việc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu Di tích Lịch sử văn hóa Đền Phúc Khánh là cần thiết và cấp bách.

3. Mục tiêu quy hoạch xây dựng

            - Hình thành các khu chức năng phục vụ cho tổng thể Đền Phúc Khánh. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa cấp Quốc gia, tạo sự trang nghiêm cho khu vực Đền và phù hợp với quy hoạch tổng thể của toàn khu vực.

            - Hình thành các hệ thống giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo các tiêu chí đề ra, đồng thời cũng đảm bảo trật tự an ninh, an toàn hoạt động cho khu vực đồng thời tạo nên sự hài hòa giữa con người với không gian đô thị và cảnh quan thiên nhiên.

            - Tạo nên các quỹ đất ổn định để sắp xếp bố trí dân cư, các công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật hạ tầng làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng.

            - Tổ chức xây dựng và quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để đảm bảo nhu cầu hoạt động ngay từ giai đoạn đầu và sau này không bị lạc hậu.

4. Nội dung quy hoạch xây dựng

4.1. Quy mô quy hoạch xây dựng

A, Quy mô sử dụng đất:

Tổng diện tích đất trong phạm vi lập quy hoạch 12,7ha.

B, Quy mô dân số:

- Dân số trong khu vực lập dự kiến khoảng 900 người

- Số lượng du khách đến thăm quan Đền Phúc Khánh dự kiến:

                        + Năm 2010 trung bình: 100 du khách/ngày

                        + Năm 2015 trung bình: 500 du khách/ngày

4.2. Quy hoạch sử dụng đất:

Dựa trên chỉ tiêu sử dụng đất của các đối tượng và giải pháp bố trí không gian kiến trúc cảnh quan, khai thác sử dụng hợp lý toàn bộ quỹ đất hiện có trong khu vực, không để lãng phí bất hợp lý đất xây dựng đô thị. Giữ nguyên các vị trí lô ở đã ổn định công trình công cộng hiện có, quy hoạch mới trên cơ sở tận dụng các cơ sở đã có,hạn chế đền bù giải phóng mặt bằng để phương án mang tính khả thi, dự kiến cơ cấu các loại đất được bố trí như sau:

-          Đất khu vực đền: 51.000 m2

-          Đất trung tâm công cộng: 2.205 m2

-          Đất ở dân cư:    26.785 m2

-          Đất khu vực sân biểu diễn: 565 m2

-          Đất cây xanh:    930 m2

-          Mặt nước:          6350 m2

-          Đất hạ tầng kỹ thuật:    37.015 m2

-          Đất khác: 2.150 m2

4.3. Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan:

A, Bố cục không gian kiến trúc toàn khu

            -Không gian kiến trúc toàn khu là khu di tích lịch sử văn hóa kết hợp với các khu chức năng trong đô thị.

            - Thiết kế  mạng giao thông nội bộ đơn giản nối đường giao thông của các khu lân cận.

            - xây dựng các công trình kiến trúc hòa nhập với địa hình và cảnh quan thiên nhiên của khu vực. Xây dựng các công trình theo phong cách truyền thống, màu sắc hài hòa.

            - các hình khối, bố cục, vật liệu gần gũi thân thiết với con người, với con người và cảnh quan xung quanh.

            - Khai thác tận dụng địa hình tự nhiên của các mặt bằng đã san tạo bám theo các tuyến giao thông

B, Bố cục không gian các khu trọng tâm, các tuyến, các điểm nhấn và các điểm nhìn quan trọng

            Dựa vào điều kiện địa hình tự nhiên, không gian được hình thành trên cơ sở các yếu tố sẵn có, chỉ một phần nhỏ tác động của các yếu tố con người.

4.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

4.4.1. Chuẩn bị kỹ thuật

A, Quy hoạch san nền:

            - San nền cục bộ tại các mặt bằng của các công trình xây dựng. Đối với khu vực bố trí nhà chia lô san nền mặt bằng cao hơn  tim đường tối thiểu là 0,2m, hướng dốc ra đường 0,5%. Tại khu vực bố trí bãi đỗ xe, sân lễ hội san nền mặt bằng tới sát chân đồi, cao bằng mép trong của vỉa hè, hướng dốc ra ngoài 1%. Độ dốc dọc mặt bằng của các tuyến đường được lấy theo độ dốc đường.

            - Mặt bằng cây xanh san nền tới sát chân đồi thuộc phạm vi Đền, đảm bảo chân đồi được giữ nguyên theo hiện trạng, với độ cao bằng độ cao vỉa hè của các đường xung quanh, hướng dốc ra ngoài 1%.

B, Quy hoạch thoát nước mặt:

            - Đối với khu vực xây dựng mới thiết kế cống dọc thoát nước 50x60cm và 60x80cm. Tại các vị trí qua đường thiết kế cống chịu lực 50x60. Trung bình bố trí cứ 30m bố trí một hố ga thu nước mặt. Sau dãy dân cư sát tuyến đường D5 thiết kế hệ thống thoát nước mặt bằng 40x40. Tại vị trí hồ sát tuyến N4 thiết kế cống D100 sao cho đảm bảo vừa thoát nước trong hồ, vừa giữ mức nước trong hồ được ổn định thấp hơn đường dạo xung quanh trung bình 1m. Nước thu qua các cống được gom vào cống D100 nằm trên tuyến đường N4 sát hồ, thoát cùng với nước hồ xuống hệ thống mương đất hiện có dẫn đến cống D150 nằm trên quốc lộ 279.

C, Kè chắn:

            - Tại vị trí taluy ngăn cách mặt bằng sát tuyến M7 và tuyến quốc lộ 279, vị trí taluy tiếp giáp giữa quốc lộ 279 và đường dạo xung quanh hồ thiết kế kè ốp mái ô vuông để tăng cường sự ổn định của mái taluy.

            - Thiết kế hệ thống kè đá xung quanh khu vực sát mép hồ nước.

4.4.2. Quy hoạch giao thông

            - Mạng lưới tuyến: Các tuyến đường D4, N4 được dịch chuyển so với quy hoạch tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt cho phù hợp với hiện trạng. Trong phạm vi quy hoạch còn  mở thêm các tuyến đường nội bộ M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7. Trong đó các tuyến M1, M3, M4, M6, M7 để phục vụ cho các dãy dân cư bố trí tại định cư trong khu vực, tuyến M2, M5 là hai tuyến đường xung quanh hồ là tuyến đường dạo quanh khu vực.

            - Về độ cao tại các nút: phần lớn được điều chỉnh cho phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có, giải pháp thoát nước và giải pháp san nền .

            - Giải pháp thiết kế nút giao thông: có tính toán đảm bảo tầm nhìn và điều chỉnh lại bán kính bó vỉa cho phù hợp.

4.4.3. Quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi trường:

            - Quy hoạch hệ thống thoát nước chung (nước thải sinh hoạt và nước mưa cùng gom vào cống rãnh). Tự chảy theo độ dốc nền và phải đảm bảo độ dốc không nhỏ hơn 0,3%.

            - Nước thải sinh hoạt phải qua xử lý cục bộ tại mỗi hộ gia đình mới cho phép đưa vào hệ thống rãnh khu vực.

            - Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt lấy là 120l/người.ngđ.

            - Các tiêu chuẩn kỹ thuật (bố trí hố ga, độ sâu đặt cống, góc nối) theo TCVN 51- 1984

            - Nước thải thoát ra bằng cách tự chảy theo độ dốc tự nhiên và độ dốc nền xuống khu vực trũng, toàn bộ nước thải thu về qua cống D1000 qua đường N4 phía gần chợ chảy qua cống đã cắt qua đường quốc lộ 279 thoát ra suối khu vực. Hệ thống rãnh thoát nước 500x600mm có bố trí hố thu nước chắn rác dọc phía đường có dân cư.

            - Các hố ga kết hợp với thu nước có thể mở nắp để vét cặn định kỳ.

            - Rác thải được thu gom qua hệ thống của thị trấn đưa ra đi xử lý chôn lấp tập trung ở phía Nam và tính toán với tiêu chuẩn 1kg/người.ngày, tổ chức thu gom rác tại các khu vực đông dân cư dự kiến bằng xe đẩy tay ra khỏi khu vực theo giờ quy định đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường và không gây ách tắc giao thông.

            - Trong khu vực bố trí 3 thùng rác công cộng tại các vị trí cần thiết như trong bản vẽ số 09- bản đồ quy hoạch thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang.

4.4.4. Quy hoạch cấp nước

Trên cơ sở nguồn nước máy đã có dọc đường quốc lộ 279 đấu nước nối vào khu vực quy hoạch tại các vị trí hố van V1, V2, V3.

Quy hoạch phát triển mở rộng các tuyến ống cấp nước như đã xác định theo quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt với quy mô gồm hệ thống tuyến ống thép tráng kẽm D25-D100.

Độ sâu chôn ống và các biện pháp kỹ thuật chống thất thoát nước theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành 33-2006, tuyến ống đi dưới vỉa hè đảm bảo không nhỏ hơn 0,4m và đi qua đường giao thông chính không nhỏ hơn 0,7m.

Cấp nước đến tận chân công trình với hố khởi thủy dùng cho 6-8 hộ dân; dân cư dọc quốc lộ 279 thuộc phạm vi lập quy hoạch có bố trí các điểm khởi thủy trên tuyến ống D100 đã có đảm bảo thuận lợi cho quản lý và cung cấp nước sạch.

Khu vực lập quy hoạch thuộc phạm vi cấp nước của nhà máy cung cấp nước sạch Phố Ràng, vì vậy áp lực nước là đảm bảo phục vụ cho công trình đến 4 tầng nếu yêu cầu cao hơn phải dùng máy bơm nước.

4.4.5. Quy hoạch cấp điện:

A, Phụ tải điện: 151.7 (kW)

B, Nguồn điện, trạm biến áp

            - Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch lấy từ đường dây trung thế 10kV cấp từ trạm trung gian Bảo Yên.

            - Trong khu quy hoạch có 01 TBA 160KVA-35/0,4KV vị trí nằm trước cổng UBND huyện. Khi xây dựng khu quy hoạch dân cư tăng lên, phụ tải điện lớn  hơn cần phải cải tạo nâng công suất trạm biến áp lên để phục vụ nhu cầu sử dụng điện  của khu quy hoạch và khu phụ cận.

            - Dựa vào bảng tính toán nhu cầu sử dụng điện của khu quy hoạch, dự kiến cải tạo TBA “UBND huyện” 10/0,4kV từ 160kVA lên 250KVA nhằm đảm bảo cấp điện  cho khu quy hoạch và khu hành chính huyện.

C, Mạng lưới điện:

            - Lưới điện trung thế; Giữ lại tuyến đường dây 10KV chạy dọc đường quốc lộ 279 cấp điện từ trạm trung gian Bảo Yên 35/10kV tới làm nguồn cấp điện cho khu quy hoạch, đảm bảo hành lang an toàn lưới điện.

            - Lưới hạ áp 0,4KV

            + Giữ lại 02 lộ đường dây hạ thế 0,4KV cấp điện từ TBA “ UBND huyện” chạy dọc đường quốc lộ 279 và dọc tuyến đường D5.

            + Dỡ bỏ toàn bộ các tuyến đường dây hạ thế tạm cấp điện cho khu vực Đền. Xây mới lưới điện hạ thế sử dụng cáp vặn xoắn trên cột BTLT cấp điện từ đường dây hạ thế hiện trạng vào khu vực Đền và khu dân cư xung quanh.

D, Chiếu sáng đô thị:

Lưới điện chiếu sáng: Xây dựng lưới điện chiếu sáng sử dụng chụp đèn trên cột BTLT, bộ đèn Maccot S70W đến S250W. Chiếu sáng quanh khu vực đền sử dụng các cột đèn sân vườn trang trí kết hợp chiếu sáng.

4.4.6. Đánh giá tác động môi trường:

A, Biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới môi trường trong công tác quy hoạch

            - là công tác tác động ảnh hưởng nhiều tới môi trường. VÌ vậy cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp bố trí mặt bằng hợp lý vè kiến trúc, cảnh quan khai thác hợp lý, địa hình thiên nhiên, hạn chế san gạt lớn, bố trí mật độ công trình hợp lý tạo ra cảnh quan đẹp sử dụng lâu dài không ảnh hưởng tới môi trường. Bố trí trồng cây xanh bóng mát.

            - Từ giải pháp bố trí hợp lý không gian kiến trúc cảnh quan đưa ra các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về san nền tiêu thủy, giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện phù hợp với điều kiện tự nhiên, đảm bảo kỹ thuật trong vận hành sử dụng.

B, Biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới môi trường trong thi công:

            - Khi thi công phải có các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới giao thông đi lại, an toàn cho xe cộ người qua lại, hạn chế khói bụi tiếng ồn lớn, không để đất lấn ra đường, rơi vãi nhà dân, vườn tược lân cận. Phải có biện pháp thi công để không ảnh hưởng tới thoát nước chung khu vực.

C, Biện pháp hạn chế tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng

            - Rác thải của từng hộ phải thu gom vào thùng rác, mang đến đổ rác vào khu chứa rác;

            - Khu chứa rác có tường xây bao quanh, cửa sắt.  nền bãi rác đổ bê tông có rãnh thoát nước quan cống kín không để ngấm xuống đất, bốc mùi hôi thối ra môi trường

C, Biện pháp hạn chế tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng

            - Rác thải của từng hộ gia đình thu gom vào thùng rác, mang đến đổ rác vào khu chứa rác;

            - Khu chứa rác có tường xây bao quanh, cửa sắt. nền bãi rác đổ bê tông có rãnh thoát nước qua công kín không để ngấm xuống đất, bốc mùi hôi thối ra môi trường;

- Rác thải cần được đưa đi xử lý ngay trong ngày

- Bể tự hoại khi người dân xây dựng nhà ở để đảm bảo xử lý vệ sinh tự hoại trước khi thoát nước ra cống chung;

- Đề ra nội quy chung về sinh hoạt môi trường như: Không vứt rác bừa bãi, sinh hoạt kinh doanh không gây tiếng ồn,  khói bui chất thải gây ra mất vệ sinh chung, gây ô nhiễm môi trường sống.

5. Tiến độ thực hiện:

            - Giai đoạn 1 (2009- 2010): Xây dựng đường dẫn lên Đền, hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước và các hạng mục cần thiết khác phục vụ lễ hội.

            - Giai đoạn 2 (2011- 2015): Giải phóng mặt bằng, bố trí sắp xếp tái định cư và xây dựng các hạng mục còn lại.

6. Nguồn vốn: Ngân sách + Vốn khác.

 

(Nguồn: Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di tích lịch sử- văn hóa Đền Phúc Khánh)

69;#Nguyễn Thị Thu Hương

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
  • Phim tài liệu: Lào Cai - Yên Bái: Cùng nhau bước đi, chạm tay đến ước mơ
    (19/04/2025)
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1