Lào Cai ban hành Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2024
Lượt xem: 436
CTTĐT - Theo thống kê hàng năm và ghi nhận, phân tích chuỗi số liệu quan trắc về tình hình thiên tai 10 năm trở lại đây, kết hợp với nhận định diễn biến thời tiết năm 2024, Lào Cai có thể xảy ra 09 loại hình thiên tai trong năm gồm: Bão và áp thấp nhiệt đới; Mưa lớn; Lũ, ngập lụt; Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; Nắng nóng; Hạn hán; Sương mù; Lốc, sét, mưa đá; Rét hại, sương muối. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định dân cư; Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2024 vừa được UBND tỉnh Lào Cai ban hành tại Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 08/3/2024.

Cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Lào Cai cao nhất là cấp 3

Trong năm 2024, cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Lào Cai cao nhất là cấp 3 đối với các loại hình thiên tai: Bão và áp thấp nhiệt đới; Lũ, ngập lụt; Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; Nắng nóng; Rét hại, sương muốI và cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2 đối với các loại hình thiên tai: Mưa lớn; Hạn hán; Sương mù; Lốc, sét, mưa đá.

Tỉnh Lào Cai không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lại chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão gây mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; ngập úng ở vùng thấp trũng thấp. Số đợt áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến toàn tỉnh Lào Cai trung bình từ 5 - 7 đợt /năm 2024; trong đó các khu vực vùng thấp như thành phố Lào Cai, Bảo Yên, Bảo Thắng và một phần huyện Bát Xát, Văn Bàn thường chịu ảnh hưởng, thiệt hại do áp thấp nhiệt đới gây ra nhiều hơn so với các huyện, thị xã khác.

Là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn nhất, số đợt mưa lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh trung bình từ 7 - 8 đợt/năm; lượng mưa từ 100 - 200 mm trong 24 giờ kéo dài từ 2 - 5 ngày. Mưa lớn ảnh hưởng trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất tập trung ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai, một số xã vùng thấp huyện Bát Xát, Mường Khương.

anh tin bai

Ngập lụt thường xảy ra ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai và một số xã vùng thấp huyện Bát Xát.

Loại hình thiên tai Lũ, ngập lụt có phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện, thị xã: Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bát Xát, Mường Khương, Bảo Yên. Số đợt xuất hiện trên địa bàn tỉnh trung bình từ 08 - 09 đợt/sông, suối/năm; lượng mưa  trên 100 mm/đợt hoặc mưa cục bộ tạo dòng chảy lớn.

Theo kết quả thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 314 điểm sạt lở đất trên 50 m3 (93 điểm đã có biển cảnh báo, 222 điểm chưa có biển cảnh báo); 53 điểm có nguy cơ sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên 50 m3 (01 điểm đã có biển cảnh báo, 53 điểm chưa có biển cảnh báo). Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy có phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà và một số xã vùng cao huyện Bát Xát, Văn Bàn, thị xã Sa Pa.

Nắng nóng trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra vào cuối tháng 5-7 với nền nhiệt độ trong ngày từ 35 - 40 độ C. Mùa hè năm 2024 được dự báo có khoảng 5 - 6 đợt nắng nóng xảy ra trên diện rộng, xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm; nhiệt độ nắng nóng tăng dần đột ngột, có khả năng xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt. Dự báo đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày trên 40 độ C, kéo dài từ 3 - 7 ngày. 

Lốc, sét, mưa đá thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu vào đầu mùa mưa và ở các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà và một phần huyện Bát Xát; thị xã Sa Pa với số đợt xuất hiện: Lốc bình quân 12 - 13 trận/năm; Sét bình quân 25÷30 trận/năm; Mưa đá bình quân 8 - 10 cơn/năm.

Hạn hán thường xảy ra vào các tháng mùa khô trong năm từ tháng 1 - 3 và các tháng cuối năm trước từ tháng 11 - 12. Tuy nhiên hạn hán cũng có thể xảy ra vào cả tháng 3 đến tháng 4 năm sau. Số đợt xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ 1 - 3 đợt/năm trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung ở các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà và các xã vùng núi cao huyện Bát Xát. 

Sương mù, rét hại, sương muối xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ 4 - 5 đợt/năm với phạm vi ảnh hưởng toàn tỉnh.

Nghiêm túc thực hiện ứng phó với thiên tai

Ứng phó với sự cố, thiên tai là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, của toàn dân, toàn xã hội; là quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Các cấp, các ngành cần quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” với nguyên tắc ứng phó kịp thời, khẩn trương và hiệu quả.

Chỉ huy, chỉ đạo ứng phó với sự cố, thiên tai phải đảm bảo phù hợp với cấp độ rủi ro thiên tai, dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến thiên tai; nhất là thiên tai có cấp độ mạnh, siêu mạnh, bất thường, cực đoan. Các cơ quan, đơn vị, cộng đồng, người dân phải chấp hành nghiêm túc các mệnh lệnh ứng phó với thiên tai của chính quyền điạ phương các cấp.

Nguồn nhân lực được huy động từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh; Công an tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể; các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ; thanh niên xung kích; đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; các doanh nghiệp; các tổ chức, các nhân trên địa bàn tỉnh. Lực lượng huy động có tổng số 17.335 người và 118.515 phương tiện, vật tư, trang thiết bị.

Rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp, tăng dần về cấp độ rủi ro bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (Cấp độ 5: Tình trạng khẩn cấp về thiên tai). Tỉnh Lào Cai thường chịu ảnh hưởng của thiên tai cao nhất đến cấp độ 3.

Ứng phó với thiên tai cấp độ 1

Ngay sau khi nhận được bản tin của Đài Khí tượng thuỷ văn hoặc văn bản chỉ đạo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh; UBND cấp huyện. Tùy theo tính chất, mức độ, loại hình thiên tai để áp dụng các biện pháp ứng phó và huy động khẩn cấp nguồn lực cho phù hợp.

Tùy theo tính chất, loại hình thiên tai; Chủ tịch UBND cấp xã huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cho phù hợp nhưng tối đa dưới 30%; Chủ tịch UBND cấp huyện huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cho phù hợp nhưng tối đa không quá 30%. Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã thông báo kịp thời đến khoảng 21.547 nhà ở đơn sơ; 12.603 nhà ở thiếu kiên cố; 31.512 nhà ở bán kiên cố chịu tác động mưa, bão, giông lốc; 41.378 chỗ ở kém an toàn, 1.215 chỗ ở phải di dời khẩn cấp; khoảng 425 hộ dân cư đang sinh sống trong khu vực thiên tai nguy hiểm; quan tâm nhà ở của 26.791 hộ nghèo, 18.375 hộ cận nghèo. Có các biện pháp cụ thể để ứng phó với 769 điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai.

Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn xã hội với tinh thần “Tự mình bảo vệ mình và tự cứu lấy mình” trước thiên tai. Thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “Cứu người trước; cứu tài sản sau”.

Ứng phó với thiên tai cấp độ 2

Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; tùy theo tính chất, mức độ, loại hình thiên tai để áp dụng các biện pháp ứng phó và huy động nguồn lực cho phù hợp.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ huy, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai ứng phó với thiên tai. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh huy động dưới 60% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị trên địa bàn tỉnh và các phương tiện kỹ thuật hiện có - Các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; các sở, ngành khác và các đoàn thể huy động dưới 60% cán bộ, công chức, phương tiện xe cơ giới, các trang thiết bị khác - Các công ty, doanh nghiệp, người dân huy động dưới 60% phương tiện cơ giới, lực lượng hiện có; đặc biệt khu vực bị thiên tai được huy động dưới 70% lực lượng hiện có cùng với 70% các trang thiết bị - Chủ tịch UBND cấp huyện được quyền huy động tối đa dưới 80% lực lượng, phương tiện, trang thiết bị - Chủ tịch UBND cấp xã được quyền huy động tối đa dưới 70% lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để ứng phó thiên tai cấp độ 2. 

Ứng phó với thiên tai cấp độ 3

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố huy động tổng lực mọi nguồn lực để ứng phó với sự cố, thiên tai. Thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương để chỉ đạo các lực lượng tổ chức ứng phó.

Cấp huyện, cấp xã huy động tối đa mọi nguồn lực và phối hợp với các lực lượng chi viện từ bên ngoài để ứng phó với thiên tai. Các huyện, xã lân cận khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng chi viện, giúp đỡ các địa phương ứng phó với thiên tai.

Phương tiện, trang thiết bị gồm các loại ca nô; tàu thuyền, xuồng; xe lội nước; các loại phao, áo phao cứu sinh; máy cẩu, máy xúc; Flycam; máy cắt bê tông; máy đục bê tông; máy khoan bê tông; trạm bơm, máy bơm nước; các hệ thống thiết bị làm mát; các thiết bị cấp nước; các loại xe cứu hộ giao thông; xe cứu thương; cưa máy và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dùng khác.

Tùy theo tính chất, loại hình thiên tai, mức độ, phạm vi ảnh hưởng; Chủ tịch UBNND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cho phù hợp.

Xem văn bản tại đây:

Tải về

Thanh Huyền
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1