Kết quả nghiệm thu đề tài Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trồng Gấc hàng hóa tại tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 7417
Kết quả điều tra khảo sát xác định tại huyện Bát Xát, thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai phù hợp để phát triển sản xuất gấc hàng hóa. Tuy nhiên, hiện trạng sản xuất vẫn là manh mún, nhỏ lẻ, cả năng suất và hiệu quả còn thấp. Các giải pháp khoa học công nghệ chủ yếu là xây dựng vùng sản xuất tập trung, sử dụng giống tuyển chọn và cây giống nhân vô tính sạch bệnh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến theo hướng tạo sản phẩm an toàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường....

Điều tra tuyển chọn được 17 cây gấc ưu tú làm vật liệu nhân giống phục vụ phát triển sản xuất. Trong đó, giống Nếp Lào Cai 11 cây, giống Lai cao sản 6 cây. Nhân giống bằng kỹ thuật giâm hom 25.000 cây giống gấc phục vụ mô hình trồng mới và mở rộng sản xuất. Xây dựng mô hình trồng mới quy mô 3,0 ha. Năng suất năm thứ nhất của giống Nếp Lào Cai là 9,55 tấn/ha, của giống Lai cao sản là 13,4 tấn/ha. Cả 2 giống đều đạt chất lượng quả tốt và ít sâu bệnh. Xây dựng mô hình thâm canh giống Nếp Lào Cai quy mô 1,5 ha. Năng suất đạt trung bình 12,3 tấn/ha. Trong đó, năng suất đạt cao nhất tại xã Thái Niên là 13,2 tấn/ha, thấp nhất tại xã Cốc San là 11,0 tấn/ha. Ở cả 3 địa điểm xây dựng mô hình đều đạt chất lượng quả tốt và ít sâu bệnh. Tổ chức 04 lớp tập huấn cho 200 lượt hộ nông dân tại xã Cam Đường xã Đồng Tuyển TP Lào Cai, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng và xã Cốc San, huyện Bát Sát. Tập huấn kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh giống gấc cho các hộ. Tổ chức 02 lớp tập huấn cho 50 lượt cán bộ khuyến nông và các trưởng thôn tại xã Cốc San, huyện Bát Xát và xã Cam Đường, TP Lào Cai.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai, và đề xuất các giải pháp phát triển

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

* Đặc điểm phát triển nông nghiệp của một số huyện, thị trong phạm vi nghiên cứu và ứng dụng

- Tp. Lào Cai

Tp. Lào Cai là một thành phố biên giới phía bắc, một đô thị loại 2, tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai. Thành phố được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường. Tp. Lào Cai có Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía nam Trung Quốc. Là địa đầu của đất nước, Tp. Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc.

Tp. Lào Cai có 2 con sông chảy qua. Sông Nậm Thi chạy quanh phía bắc tỉnh, đồng thời là ranh giới tự nhiên với Trung Quốc. Nước sông quanh năm trong xanh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước của thành phố. Sông Nậm Thi hợp lưu với sông Hồng ngay tại biên giới giữa Tp. Lào Cai và Trung Quốc. Sông Hồng sau khi được Nậm Thi hợp lưu thì chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, mang lại nguồn phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Hồng. Tp. Lào Cai nằm hai bên bờ sông Hồng. Các cây cầu Cốc Lếu, Phố Mới,... bắc qua sông nối hai phần của thành phố. Tp. Lào Cai cũng chính là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Từ đây hàng hóa có thể chuyển tiếp sang Trung Quốc bằng đường bộ hoặc thậm chí bằng đường sắt bằng các chuyến tàu liên vận quốc tế. Ở phía bắc chỉ có 2 tỉnh duy nhất có được điều kiện thuận lợi này là Lạng Sơn và Lào Cai.

Về đường bộ, Quốc lộ 4D nối Tp. Lào Cai với các huyện bên cạnh là Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa, với tỉnh Lai Châu và với Quốc lộ 32. Quốc lộ 4E và Quốc lộ 70 nối thành phố với các huyện phía đông nam của tỉnh và với các tỉnh ở phía nam. Với vị trí là giao điểm của các tuyến du lịch trong và ngoài nước ở khu vực Tây Bắc có điều kiện giao thông thủy bộ thuận lợi, Tp. Lào Cai có thể phát triển 3 tuyến du lịch là Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa; Hà Nội - Lào Cai - Bắc Hà và Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc).

Về tài nguyên rừng: Tp. Lào Cai có tổng diện tích đất có rừng là 11.431 ha, gồm rừng kinh tế là 2.121 ha, rừng phòng hộ là 9.310 ha. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 2.425 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,6%. Ngoài diện tích rừng tự nhiên Tp. Lào Cai còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung.

Về tài nguyên đất: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2007 diện tích tự nhiên của Tp. là 22.967,2 ha. Tp. Lào Cai có tiềm năng về đất đai với cơ cấu thổ nhưỡng đa dạng: đất mùn, đất đỏ vàng, đất phù sa cổ thuộc các khu vực vi khí hậu khác nhau và có độ cao khác nhau là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới.

Về nguồn nước: Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu sau: Sông Hồng, sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối ngòi Đường. Sự phân bố nước ngầm trên địa bàn thành phố tương đối đều, điểm sâu nhất là 80 - 100 m, điểm nông nhất là 1 m tính từ mặt đất. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn thành phố chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt. Mức tăng trưởng kinh tế 3 năm gần nhất của Tp. Lào Cai đạt 15,92%. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 60,8 triệu đồng/người, bằng 1,47 lần so với mức bình quân trên cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 còn 1,18%. Công tác quy hoạch và xây dựng đô thị được quan tâm đầu tư; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đồng bộ dần; tốc độ đô thị hóa nhanh, chất lượng cuộc sống người dân đô thị ngày càng được nâng cao.

- Huyện Bát Xát

Huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai, phía tây bắc và đông bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu), phía nam là huyện Sa Pa và Tp. Lào Cai, phía đông nam là Tp. Lào Cai.

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai, có địa bàn rất quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng-an ninh của tỉnh, diện tích tự nhiên 1.061,89 km², trên 70% là đồi núi, gồm 14 dân tộc chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 82%.

Huyện có 22 xã, 01 thị trấn; trong đó 10 xã, 31 thôn bản biên giới tiếp giáp với 2 huyện Hà Khẩu, Kim Bình, châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, có 02 cửa khẩu phụ, 04 tuyến đường bộ quan trọng (quốc lộ 4D, tỉnh lộ 156, 158, 155) phục vụ sản xuất, khai thác công nghiệp nối liền các huyện trong tỉnh chạy qua, đường liên xã, liên thôn cơ bản được hình thành thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh.

Huyện có diện tích 1.050 km² và dân số là 57.000 người (2014). Huyện lỵ là thị trấn Bát Xát, nằm cách Tp. Lào Cai 12 km về hướng Tây Bắc, sông Hồng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam làm ranh giới với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

- Huyện Bảo Thắng

Huyện nằm ở trung tâm tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp với huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với 7 km đường biên và huyện Mường Khương, phía Đông và Đông Bắc giáp với huyện Bắc Hà và Mường Khương, phía tây giáp huyện Sa Pa, tây bắc tiếp giáp Tp. Lào Cai, phía nam là huyện Bảo Yên và Văn Bàn.

Huyện có diện tích 691,55 km2 và dân số 100.577 người (đông nhất tỉnh Lào Cai). Huyện lỵ là thị trấn Phố Lu nằm cách Tp. Lào Cai khoảng 40 km về hướng đông nam. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 70, có đường sắt Côn Minh - Hà Nội, quốc lộ 4E, sông Hồng đi qua. Ngoài ra còn có nhiều đường tỉnh lộ và đường liên xã tới các thôn bản. Là huyện vùng thấp nằm ở trung tâm Lào Cai, dân số đông (100.577 người); thuận đường giao thông sắt, thủy, bộ, trình độ dân cư cao hơn một số huyện và là địa bàn có biên giới lại là cửa ngõ vào thành phố tỉnh lị có nhiều thuận lợi phát triển KT, VH - XH.

*. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai và các huyện thị (Tp. Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Bảo Thắng) cho thấy các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển Gấc hàng hóa tại Lào Cai như sau:

- Gấc là cây trồng cạn, leo giàn, tận dụng được không gian, nhanh cho thu hoạch (7 – 9 tháng), năng suất cao (25 – 30 tấn/ha tùy giống), chứa nhiều hoạt chất sinh học tốt, giàu carotene và lycopene là 2 chất thiết yếu cho sức khỏe con người;

- Diện tích đất tự nhiên rộng, chưa được khai thác hiệu quả, trong đó đất đồi rừng là chủ yếu, là tiềm năng cho phát triển cây Gấc;

- Điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho cây trồng cạn, trong đó có cây Gấc;

- Có nhiều loại đất khác nhau (đất gò đồi, đất soi bãi, đất dốc tụ…) và khá phù hợp cho cây Gấc phát triển;

- Có nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc trồng và thâm canh Gấc;

- Hệ thống đường giao thông thuận lợi, việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn;

- Thương mại và du lịch phát triển mạnh, tạo nhiều cơ hội cho việc tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp.

Đây là những tiềm năng để phát triển ngành nông nghiệp nói chung và rau quả nói riêng, trong đó có cây Gấc trên địa bàn của TP Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Phát triển cây Gấc là hướng tới khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

3.1.3. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ gấc tại tỉnh Lào Cai

* Giống

Tất cả các hộ trồng gấc ở Lào Cai đều không rõ nguồn gốc của giống và không nhận dạng được một số đặc tính cơ bản của giống. Việc trồng gấc mang tính tự phát.

Hầu hết các hộ trồng gấc bằng hạt từ việc thu thập ở chợ hoặc từ những vùng khác. Tuy nhiên, do gấc là cây đơn tính biệt chu nên việc trồng từ hạt sẽ cho tỉ lệ cây đực rất cao. Một số kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, tỉ lệ này có khi lên đến 80%. Vì vậy, việc trồng gấc từ hạt sẽ tốn kém hơn vì phải trồng một lượng lớn hạt sau đó thanh lọc. Nhiều hộ trồng từ hạt, đến giai đoạn thu hoạch mới phát  hiện tỉ lệ cây đực quá cao trên ruộng trồng. Điều này cho thấy rằng, công tác chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như thị hiếu người tiêu dùng cùng với kỹ thuật nhân giống để đạt hiệu quả cao giữ một vị trí rất quan trọng.

* Thời vụ

 Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết của Lào Cai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây gấc. Nông dân có thể trồng gấc quanh năm khi có cây giống, hạt giống và sẵn sàng về đất. Tuy nhiên, theo điều tra, hầu hết nông dân trồng gấc từ đầu vụ xuân.

* Kiểu giàn

Khoảng 30% tổng số hộ nông dân làm giàn gấc theo kiểu giàn lưới qua đầu ( kiểu giàn phổ biến cho các loại cây trồng thuộc họ bầu bí). Số hộ còn lại trồng gấc để cho leo lên hàng rào và những cây lâu năm khác.

Năng suất gấc phụ thuộc nhiều vào giàn leo, do việc trồng gấc ở đây mang tính tự phát, diện tích manh mún và đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định nên làm giàn cho gấc chưa được chú trọng, vì thế năng suất rất thấp và bấp bênh.

* Bón phân

Kết quả điều tra cho thấy, nông dân không chú trọng đến việc bón phân cho gấc. Cây gấc chỉ được bón phân đối với những hộ nông dân trồng tập trung có làm giàn leo. Tuy nhiên, lượng phân sử dụng biến động rất nhiều  giữa các hộ trồng và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cây gấc.

* Tưới nước

 Do cây gấc có tính chịu hạn cao và dựa vào đặc tính sinh trưởng của gấc ( sau khi thu hoạch, cây sẽ rụng lá, rụng cành) nên hầu hết nông dân không tưới nước cho cây gấc trong mùa khô.

* Bảo vệ thực vật

- Có khoảng 10% số hộ cho biết có xuất hiện bệnh trên quả gây thối quả và rụng, tuy nhiên không biết bệnh gì.

- Tất cả các hộ trồng gấc không tập trung (cho leo hàng rào hoặc cây trồng khác) không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho gấc trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

- Có 25% số hộ trồng gấc tập trung có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là thuốc phòng trừ bệnh. Việc nông dân sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho gấc là do thói quen.

* Thu hái và tiêu thụ

Đối với tất cả các hộ trồng gấc, khi quan sát vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu đỏ cam là thời điểm thu hoạch để mang ra chợ bán. Nếu sử dụng vào việc chế biến cho mục đích sử dụng cho gia đình thì gấc có thể để chín lâu hơn trên cây.

            Gấc là một loại cây bán hoang dại, cây leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng đến 1 năm. Khi giá trị của cây gấc chưa được chú ý, nó chỉ được xem như một thứ gia vị, dân gian sử dụng chủ yếu vào dịp lễ tết, giỗ chạp với các món truyền thống là xôi gấc, một số dùng chế biến bánh kẹo. Giá trị của quả gấc vì thế rất thấp.

          Kết quả tổng hợp từ điều tra tại các huyện cho thấy:

+ Kỹ thuật trồng gấc: Thì 100% các hộ được điều tra cho biết họ chăm sóc theo kinh nghiệm mà chưa được qua lớp đào tạo tập huấn nào về kỹ thuật trồng gấc.

+ Về giống: 70% giống gấc được trồng là giống gấc nếp, 30% còn lại là trồng giống gấc tẻ.

+ Kỹ thuật trồng chăm sóc: 100% các hộ tự trồng và chăm sóc chủ yếu sản xuất tự phát thiếu kỹ thuật canh tác.

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ thực vật: 80% các hộ chưa áp dụng các biện pháp BVTV, 20% số hộ có sử dụng các loại thuốc BVTV an toàn và theo đúng quy định.

+ Theo các nguồn tin thu được từ các hộ trồng gấc tại các huyện thì hầu hết sản lượng gấc được tiêu thụ tại chỗ phục vụ ăn tươi là chủ yếu.

Kết quả về tiêu thụ gấc

            Kết quả điều tra tại các huyện cho thấy sản phẩm gấc của người dân chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương tại các chợ cóc, chợ phiên chiếm 80%, 20% là các thương lái đến thu mua tận vườn. Giá gấc cũng dao động tùy vào thời vụ bán, thời điểm đầu vụ giá bán dao dộng từ 12.000-15.000đ/kg, chính vụ 8.000-10.000đ/kg, thời điểm cuối vụ 15.000-18.000đ/kg. Thời điểm cuối vụ thường vào dịp tết nguyên đán nên nhu cầu tiêu thụ tăng lên vì vậy mà giá gấc cũng tăng lên.

Thực trạng sản xuất gấc tại Lào Cai

          Gấc là một loại cây bán hoang dại, cây leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng đến 1 năm. Khi giá trị của cây gấc chưa được chú ý, nó chỉ được xem như một thứ gia vị, dân gian sử dụng chủ yếu vào dịp lễ tết, giỗ chạp với các món truyền thống là xôi gấc, một số dùng chế biến bánh kẹo. Giá trị gấc vì thế rất thấp.

Tại Lào Cai cây gấc được trồng rải rác ở các huyện thị xã của tỉnh, người dân chủ yếu trồng gấc quảng canh với quy mô hộ gia đình. Gấc được trồng rải rác trong vườn nhà cho leo bám lên cây ăn quả trong vườn. Hiện nay toàn tỉnh diện tích trồng gấc rất thấp chủ yếu bà con trồng tự phát chưa có quy hoạch cụ thể. Vì thế mà năng suất, sản lượng rất thấp chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ.

Gấc trồng tại Lào Cai qua điều tra cho thấy có hai giống: giống gấc nếp quả to, nhiều hạt, gai to và ít gai, khi chín quả chuyển màu đỏ tươi, cùi màu vàng tươi, nhiều thịt quả và màng bọc hạt dày có màu đỏ đậm. Giống gấc tẻ quả nhỏ hơn, vỏ dày, tí gai, gai nhọn, khi chín bổ ra trong có màu vàng nhạt, màng bọc hạt màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không đậm như gấc nếp. Giống gấc nếp chất lượng tốt được bà con lan truyền xin giống về trồng và ngày càng được mở rộng.

Cây gấc tại đây chưa được người dân quan tâm trồng và chăm sóc. Người dân chủ yếu canh tác theo kinh nghiệm, cây gấc mọc tự nhiên, leo bám lên các cây ăn quả trong vườn. Hàng năm cây gấc không được quan tâm chăm sóc bón phân.

Giống gấc được trồng chủ yếu là giống gấc nếp địa phương, quả nhỏ, năng suất không cao. Các giống gấc cao sản mới chưa được đưa vào trong sản xuất.

Thực trạng tiêu thụ

Sản xuất gấc manh mún nhỏ lẻ, vì vậy mà sản phẩm sản xuất ra không lớn, chủ yếu sản phẩm thu hoạch được để gia đình sử dụng, cho, biếu anh em họ hàng và một số đem bán tại chợ tại địa phương nhưng giá bán cũng không cao, thời điểm giá cao bán được 15.000-18.000đồng/kg, thời điểm giá thấp chỉ bán được 8.000-10.000 đồng/kg. Sản phẩm gấc chủ yếu sử dụng ăn tươi nấu xôi vì vậy mà lượng sử dụng không lớn.

Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ gấc tại Lào Cai:

            Để phát triển sản xuất và tiệu thụ cây gấc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Quy hoạch và tổ chức vùng sản xuất tập trung:

Việc quy hoạch các vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh phải dựa trên quy hoạch tổng thể của tỉnh, nhằm tránh chồng chéo, tránh gây những lãng phí không đáng có. Các vùng sản xuất gấc tập trung phải là các vùng có đủ điều kiện về nông hóa thổ nhưỡng, nguồn nước, môi trường sinh thái. Các vùng khi được quy hoạch được tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất lâu dài bao gồm hệ thống tưới tiêu, đường xá thuận tiện cho việc giao thương trao đổi sản phẩm.

- Bên cạnh các vùng sản xuất tập trung vẫn còn có những vùng sản xuất gấc không tập trung, tận dụng điều kiện đất đai còn bỏ trống. Các huyện chỉ đạo các xã, thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất gấc hướng dẫn, chuyển giao quy trình trồng gấc đến người sản xuất.

- Bên cạnh việc phát triển giống gấc chất lượng tốt của địa phương, để phát triển gấc thành sản phẩm hàng hóa cần tiến hành đưa các giống gấc lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào trong sản xuất, góp phần tạo thành vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho chế biến.

- Bên cạnh việc sản xuất thì tiêu thụ và đầu ra của sản phẩm là rất quan trọng. Gấc là cây có giá trị, quả gấc có thành phần dinh dưỡng cao, ngoài sử dụng ăn tươi thì có thể chế biến thành nhiều dạng sản phẩm có giá trị khác nhau. Việc liên kết với các công ty chế biến để thu mua sản phẩm là rất quan trọng.

3.1.4.  Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm tại vùng sản xuất

- Thu thập 15 mẫu đất tại 3 điểm điều tra, mỗi mẫu đất phân tích 8 chỉ tiêu. Kết quả phân tích mẫu đất tại các điểm cho thấy đất có thành phần dinh dưỡng thích hợp cho trồng gấc. Kết quả phân tích mẫu đất.

          - Đã thu thập được 15 mẫu quả gấc tại 3 điểm điều tra, phân tích các chỉ tiêu về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả phân tích cho thấy gấc có chất lượng tốt giàu dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.1.5. Đề xuất một số giải pháp khoa học công nghệ phát triển sản xuất gấc tại Lào Cai

* Xây dựng các vùng sản xuất gấc tập trung

Ở Lào Cai, gấc được trồng rải rác, nhỏ lẻ và chủ yếu mang tính tự phát. Để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, cần xây dựng các vùng sản xuất tập trung với quy mô đủ lớn. Điều kiện lựa chọn vùng sản xuất là đất đai có độ phì khá, thích hợp cho cây gấc sinh trưởng và đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt. Mặt khác, cũng cần lựa chọn vùng trồng gấc ở những nơi người dân có khả năng đầu tư và thuận tiện giao thông. Tại mỗi vùng phải xác định loại hình và phương thức tổ chức sản xuất thích hợp sao cho giống mới và các tiến bộ kỹ thuật sản xuất được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, sản phẩm tạo ra có khối lượng đủ lớn, độ đồng đều cao và thỏa mãn các tiêu chuẩn nội tiêu và xuất khẩu.

* Sử dụng các giống gấc tuyển chọn

Ở Lào Cai hiện có các giống gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai. Tuy nhiên ở mỗi nơi, người dân thường tự nhân giống và sản xuất từ nguồn vật liệu sẵn có. Kết quả là không đảm bảo các yêu cầu về khối lượng, độ đồng đều và chất lượng quả gấc. Cũng cần phải thấy rằng người dân hiện có quá ít giống gấci để lựa chọn. Để đáp ứng nhu cầu của sản xuất cần tiến hành tuyển chọn giống tốt cho mỗi vùng sản xuất từ nguồn gen sẵn có trong nước đồng thời nhập nội và khảo nghiệm những giống gấc tốt có triển vọng từ các nước trong khu vực.

Về lâu dài, các nghiên cứu về giống gấc phải chú trọng theo hướng chọn tạo giống mới không chỉ đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt, mẫu mã quả đẹp mà còn kháng được một số loại bệnh hại nguy hiểm.

* Chú trọng đầu tư thâm canh và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.

Gấc là cây cho thu hoạch quả, ngắn ngày và ưa thâm canh. Nếu không chú trọng đầu tư hoặc chỉ dựa vào độ phì tự nhiên của đất thì hiệu quả sản xuất sẽ rất thấp. Mặt khác, trình độ sản xuất của Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng hiện thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực, chưa áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến. Để khắc phục, cần thiết phải nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất các quy trình công nghệ tiên tiến dưới đây:

- Sử dụng cây giống nhân giống vô tính sạch bệnh

- Trồng dày hợp lý kết hợp với làm giàn kiên cố và đầu tư thâm canh cao.

- Sử dụng phân bón hữu cơ, vô cơ, vi sinh đầy đủ và đúng phương pháp trong điều kiện có tưới.

- Áp dụng quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).

*  Áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ dịch hại nhằm tạo sản phẩm an toàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Cho đến nay, phần lớn các loại sâu bệnh hại gấc mới chỉ được phòng trị theo kinh nghiệm và chủ yếu bằng biện pháp hóa học. Ngay cả biện pháp phòng trị này cũng chưa đúng về chủng loại thuốc, thời điểm và nồng độ phun.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, để sản phẩm quả gấc được thị trường chấp nhận và mang lại lợi ích ổn định cho người sản xuất thì trong phòng trừ các loại dịch hại cần áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp theo hướng tạo sản phẩm an toàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong đó chú trọng sử dụng giống kháng, cây giống sạch bệnh, biện pháp sinh học và các biện pháp kỹ thuật canh tác.

*  Áp dụng công nghệ xử lý và bảo quản gấc tiêu tiến trước và sau thu hoạch

Công nghệ xử lý và bảo quản gấc cần được nghiên cứu và áp dụng cho cả giai đoạn trước và sau thu họạch. Yêu cầu cần đạt là kéo dài thời gian bảo quản và giảm thấp tỷ lệ hư hao.

3.2. Nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu quả gấc

3.2.1. Nghiên cứu tuyển chọn cây gấc ưu tú

Bảng 1. Mức độ phổ biến của các giống gấc trồng tại 120 vườn hộ điều tra

Tên giống gấc

Nguồn gốc

Tỷ lệ hộ trồng (%)

Tỷ lệ giống (%)

Địa bàn trồng

1. Gấc Nếp Lào Cai (NLC)

Lào Cai

75,83

66,56

Tp Lào Cai, các huyện Bát Xát và Bảo Thắng

2. Gấc Nếp Hà Nội (NHN)

Hà Nội

6,67

1,88

Tp Lào Cai

3. Gấc Lai cao sản (LCS)

Australia

45,23

38,56

Tp Lào Cai, các huyện Bát Xát và Bảo Thắng

·                Phương pháp chọn

Việc nghiên cứu, xác định thành phần và mức độ phổ biến của các giống gấc trồng được tiến hành bằng phương pháp điều tra tại 4 xã, mỗi xã 30 vườn hộ. Trong đó, thành phố Lào Cai 2 xã, mỗi huyện Bát Xát và Bảo Thắng 1 xã.

·                Kết quả điều tra

Đã xác định trên địa bàn hiện đang trồng 3 giống gấc là Nếp Lào Cai, Nếp Hà Nội và Lai cao sản. Hai giống Nếp Lào Cai và Lai cao sản được trồng khá phổ biến ở cả thành phố Lào Cai, các huyện Bát Xát và Bảo Thắng. Trong khi đó, giống gấc Nếp Hà Nội chỉ được trồng rất ít ở thành phố Lào Cai (Bảng 1).

Bảng 2. Danh sách các cây ưu tú đã được tuyển chọn

TT

Mã số cây

Năm trồng

Cây giống

Chủ hộ

Địa chỉ

A. Giống gấc Nếp Lào Cai

1

NLC1

2013

Gieo hạt

Vàng Thị Dung

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

2

NLC2

2013

Gieo hạt

Vàng Thị Dung

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

3

NLC3

2013

Gieo hạt

Vàng Thị Dung

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

4

NLC4

2012

Gieo hạt

Giang Văn Hòa

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

5

NLC5

2012

Gieo hạt

Giang Văn Hòa

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

6

NLC6

2012

Gieo hạt

Giang Văn Hòa

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

7

NLC7

2012

Gieo hạt

Giang Văn Hòa

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

8

NLC8

2013

Gieo hạt

Nguyễn Văn Phượng

Sơn Cánh - Cam Đường 

9

NLC9

2013

Gieo hạt

Nguyễn Văn Phượng

Sơn Cánh - Cam Đường 

10

NLC10

2013

Gieo hạt

Mã Thị Nga

Sơn Cánh - Cam Đường 

11

NLC11

2013

Gieo hạt

Mã Thị Nga

Sơn Cánh - Cam Đường 

B. Giống gấc Lai cao sản

1

LCS1

2014

Gieo hạt

Vàng Thị Dung

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

2

LCS2

2014

Gieo hạt

Vàng Thị Dung

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

3

LCS3

2014

Gieo hạt

Giang Văn Hòa

Dốc Đỏ 1- Cam Đường 

4

LCS4

2014

Gieo hạt

Nguyễn Văn Phượng

Sơn Cánh - Cam Đường 

5

LCS5

2014

Gieo hạt

Nguyễn Văn Phượng

Sơn Cánh - Cam Đường 

6

LCS6

2014

Gieo hạt

Nguyễn Văn Phượng

Sơn Cánh - Cam Đường 

* Phương pháp tuyển chọn

- Điều tra thu thập số liệu theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA), điều tra về sinh trưởng phát triển và năng suất của các cây gấc ưu tú.

* Tiêu chí cây ưu tú

            - Đo chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc của các cây gấc theo dõi.              

          - Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học.

* Kết quả tuyển chọn

Bảng 2 trình bày kết quả tuyển chọn cây ưu tú đối với 2 giống gấc trồng phổ biến trên địa bàn là Nếp Lào Cai và Lai cao sản. Tổng số cây tuyển chọn được là 17 cây, bao gồm 11 cây giống Nếp Lào Cai trồng năm 2012-2013 và 6 cây giống Lai cao sản trồng năm 2014. Đáng chú ý là toàn bộ số cây ưu tú đều được trồng bằng cây thực sinh và tập trung ở xã Cam Đường thành phố Lào Cai.

3.3.  Kết quả theo dõi, đánh giá các cây gấc ưu tú tuyển chọn

3.3.1. Đặc điểm nông học của quả

Đặc điểm hình thái quả các cây gấc ưu tú tuyển chọn được trình bày ở bảng 3. Các cây ưu tú giống gấc Nếp Lào Cai có đặc điểm hình thái chung là quả hình bầu dục, thân tròn, có 5-6 rãnh nông. Vỏ quả có ít gai, sắp xếp thưa. Khi còn xanh, vỏ nhẵn, màu xanh sáng. Khi chín, vỏ màu đỏ cam. So với giống Lai cao sản, quả gấc Nếp Lào Cai có kích thước nhỏ hơn. Quả đạt chiều cao từ 14,83- 15,38 cm, đường kính từ 11,68-12,51 cm và độ dày vỏ 1,54-1,72 cm.

Bảng 3. Đặc điểm hình thái quả các cây gấc ưu tú tuyển chọn

TT

Mã số cây

Chiều cao quả (cm)

Đường kính quả (cm)

Dày vỏ quả (cm)

Hình thái quả

A. Giống gấc Nếp Lào Cai

1

NLC1

15,18

12,43

1,58

Quả hình bầu dục, thân tròn, có 5-6 rãnh nông. Vỏ có ít gai, sắp xếp thưa. Khi còn xanh, vỏ nhẵn, màu xanh sáng. Khi chín, vỏ màu đỏ cam.

2

NLC2

14,83

11,68

1,66

3

NLC3

15,16

12,28

1,71

4

NLC4

15,08

12,30

1,63

5

NLC5

15,21

12,48

1,58

6

NLC6

15,13

12,39

1,70

7

NLC7

15,20

12,07

1,62

8

NLC8

15,24

12,50

1,54

9

NLC9

15,08

12,46

1,56

10

NLC10

15,38

12,51

1,72

11

NLC11

15,18

12,33

1,65

B. Giống gấc Lai cao sản

1

LCS1

19,11

15,86

1,88

Quả hình thon dài, thân tròn, có 5-6 rãnh sâu. Vỏ có nhiều gai, sắp xếp dày. Khi còn xanh, vỏ nhẵn, màu xanh sẫm. Khi chín, vỏ màu đỏ đậm.

2

LCS2

19,51

16,04

1,83

3

LCS3

18,72

15,95

1,96

4

LCS4

20,33

16,18

2,06

5

LCS5

19,06

16,03

1,92

6

LCS6

19,44

15,91

1,94

Các cây ưu tú giống gấc Lai cao sản có đặc điểm hình thái chung là quả hình thon dài, thân tròn, có 5-6 rãnh sâu. Vỏ quả có nhiều gai, sắp xếp dày. Khi còn xanh, vỏ nhẵn, màu xanh sẫm. Khi chín, vỏ màu đỏ đậm. So với giống Nếp Lào Cai, quả gấc Lai cao sản có kích thước lớn hơn. Quả đạt chiều cao từ 18,72- 20,33 cm, đường kính từ 15,86-16,04 cm và độ dày vỏ 1,83-2,06 cm.

Bảng 4. Các yếu tố cấu thành và năng suất quả các cây gấc ưu tú tuyển chọn

TT

Mã số cây

Số quả/cây

Khối lượng quả (kg)

Năng suất quả (kg/cây)

Tỷ lệ thịt quả (%)

A. Giống gấc Nếp Lào Cai

1

NLC1

19

1,21 

22,99

26,51

2

NLC2

20

1,22

24,40

26,47

3

NLC3

21

1,24

26,04

26,48

4

NLC4

19

1,23

23,37

26,83

5

NLC5

20

1,28

25,60

26,44

6

NLC6

20

1,24

24,80

26,67

7

NLC7

19

1,23

23,37

27,24

8

NLC8

19

1,21

22,99

26,83

9

NLC9

19

1,24

23,56

26,18

10

NLC10

20

1,31

26,20

26,68

11

NLC11

19

1,25

23,75

26,83

B. Giống gấc Lai cao sản

1

LCS1

16

1,86

29,76

27,08

2

LCS2

16

1,91

30,56

27,45

3

LCS3

18

1,85

33,30

28,21

4

LCS4

17

1,93

32,81

28,19

5

LCS5

18

1,86

33,48

28,03

6

LCS6

18

1,84

33,12

27,40

Các cây ưu tú giống gấc Nếp Lào Cai có từ 19-21 quả/cây, khối lượng quả 1,21-1,31 kg và năng suất đạt 22,99-26,20 kg/cây. Trong khi đó, các cây ưu tú giống gấc Lai cao sản có số quả ít hơn, chỉ đạt 16-18 quả/cây nhưng khối lượng quả lớn hơn, đạt tới 1,84-1,93 kg. So với giống Nếp Lào Cai, giống gấc Lai cao sản đạt năng suất cao hơn, từ 29,76-33,48 kg/cây. Cả 2 giống đều đạt tỷ lệ thịt quả khá cao, từ 26,44-28,21% (Bảng 4).

Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng thịt quả của các cây ưu tú tuyển chọn được trình bày ở bảng 5. So với giống gấc Lai cao sản, thịt quả của giống gấc Nếp Lào Cai có hàm lượng lipit thấp hơn nhưng hàm lượng protein cao hơn. Các giá trị tương ứng lần lượt của giống Nếp Lào Cai từ 6,54-7,28% và 1,83-2,14%. Trong khi đó, các giá trị tương ứng lần lượt của giống Lai cao sản từ 7,48-8,24% và 1,63-1,70%.

Giữa 2 giống gấc không có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng gluxit và xenlulo. Hàm lượng gluxit thay đổi trong khoảng từ 8,24-9,16%. Trong khi đó, hàm lượng xenlulo cũng chỉ thay đổi trong khoảng từ 4,51-5,13%. Cả 2 giống Nếp Lào Cai và Lai cao sản đều chứa hàm lượng β – Carotene khá cao, từ 1179-1297mg/kg.

Bảng 5. Chất lượng quả các cây gấc ưu tú tuyển chọn

TT

Mã số cây

Lipit

(%)

Protein

(%)

Gluxit

 (%)

Xenlulo (%)

β – Carotene

(mg/kg)

A. Giống gấc Nếp Lào Cai

1

NLC1

6,88

2,04

8,83

4,70

1179

2

NLC2

7,14

2,14

9,16

4,51

1281

3

NLC3

6,72

1,83

9,14

4,86

1228

4

NLC4

6,67

1,88

8,81

4,79

1191

5

NLC5

6,74

1,89

9,03

5,07

1254

6

NLC6

7,28

1,84

9,08

5,13

1209

7

NLC7

6,88

1,86

8,14

4,81

1182

8

NLC8

6,63

1,89

9,07

4,83

1284

9

NLC9

7,16

1,98

8,79

4,88

1297

10

NLC10

6,81

1,90

9,11

4,76

1210

11

NLC11

6,54

1,93

8,79

4,83

1256

B. Giống gấc Lai cao sản

1

LCS1

7,60

1,72

9,14

4,90

1294

2

LCS2

7,48

1,66

9,05

4,83

1181

3

LCS3

8,11

1,68

8,86

4,79

1225

4

LCS4

8,24

1,70

9,10

5,08

1218

5

LCS5

7,67

1,63

8,79

4,79

1183

6

LCS6

7,83

1,67

8,22

4,91

1188

 

Bảng 6 trình bày kết quả theo dõi, đánh giá về thành phần sâu bệnh và mức độ gây hại đối với cả 2 giống Nếp Lào Cai và Lai cao sản. Chỉ có rất ít cây chưa phát hiện bị sâu đục thân gây hại. Trong khi đó, phần lớn các cây đều bị phá hại bởi sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp và các bệnh đốm lá, đốm quả. Tuy nhiên, mức độ hại từ nhẹ đến trung bình.

Bảng 6. Thành phần sâu bệnh và mức độ gây hại các cây gấc ưu tú tuyển chọn

TT

Mã số cây

Sâu đục thân

Sâu ăn lá

Rệp

Bệnh đốm lá

Bệnh đốm quả

A. Giống gấc Nếp Lào Cai

1

NLC1

-

++

+

+

+

2

NLC2

-

+

++

+

+

3

NLC3

+

++

++

+

+

4

NLC4

+

++

++

++

+

5

NLC5

-

+

+

++

+

6

NLC6

+

+

+

++

+

7

NLC7

+

++

+

+

+

8

NLC8

+

+

+

+

+

9

NLC9

-

+

++

+

+

10

NLC10

+

+

++

++

+

11

NLC11

+

++

++

++

+

B. Giống gấc Lai cao sản

1

LCS1

+

++

++

++

+

2

LCS2

+

+

++

+

+

3

LCS3

+

+

++

+

+

4

LCS4

-

+

+

++

+

5

LCS5

-

++

+

+

+

6

LCS6

+

++

++

++

+

Ghi chú: - Không bị hại   + Bị hại nhẹ    ++ Bị hại trung bình    +++ Bị hại nặng

3.3.2 Nhân giống phục vụ xây dựng mô hình trồng mới

Tổ chức sản xuất cây giống gấc tuyển chọn ngay tại Thành phố Lào Cai.

* Kết quả nhân giống

          - Tổng số hom giâm: 2.500 hom

          - Tổng số hom bật mầm: 2.000 hom

          - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai thẩm định được 1.700 cây gấc đủ tiêu chuẩn xuất vườn phục vụ cho trồng mới mô hình quy mô 3,0ha của đề tài.

3.3.3 Nhân giống phục vụ mở rộng sản xuất

Tổ chức sản xuất cây giống gấc tại hộ bà Vàng Thị Dung, lấy hom từ cây gấc ưu tú tại xã Cam Đường, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

* Kết quả nhân giống

- Tổng số hom giâm: 30.000 hom

- Tổng số hom bật mầm: 24.000 hom

- Tổng số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn phục vụ mở rộng sản xuất: 23.500 cây.

3.4. Kết quả xây dựng mô hình

* Kỹ thuật trồng

- Thời vụ trồng gấc thích hợp nhất là đầu vụ xuân vào khoảng tháng 2 – 3 dương lịch, khi có mưa xuân, đất đủ ẩm.

* Chế độ chăm sóc

- Bón lót    

+ Phân Hữu cơ vi sinh: 2 kg/hố

          +  Phân chuồng hoai: 10 kg/hố

          +  Super Lân: 500 – 600 gr/hố

          +  Thuốc trừ sâu Vibasu 10H: 50gr (ngừa sâu bọ phá hại rể)/ hố

Tất cả được trộn chung với đất mặt để bón cho một hố

          + Vôi: 0,3 – 1 kg (tùy độ chua của đất): lưu ý vôi phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân lót.

Lấp hố

Hố được đào xong thì tiến hành rắc vôi. Sau đó trộn đều phân với đất vun vào 2/3 hố, 1/3 hố là lớp đất bột không phân. Lấp hố trước khi trồng ít nhất 15-20 ngày.

Bón phân thúc

 Tiến hành bón thúc khi cây bắt đầu đẻ nhánh, gấc bắt đầu lên giàn ra nụ hoa, hình thành quả.

Lượng bón:

+ NPK đầu trâu  13.13.13 + TE lượng 1,2kg/cây.

+ Phân NPK apatit Lào Cai 5.10.3 lượng 1kg/cây.

+ Super lân 0,2kg/cây

+ Phân hữu cơ vi sinh 2kg/cây.

+ Phân chuồng 15kg/cây

Lượng bón trên có thể chia ra 4 lần bón trong năm, lần 1 bón khi gấc bắt đầu leo giàn, trong thời gian gấc mang quả bón 3 lần

Cách bón: đào rãnh rộng 10cm, sâu 10cm hình vành khăn cách gốc 30- 50cm (tùy theo gốc to hay gốc nhỏ)  bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lên mặt đất cách gốc 30 - 50cm rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân. Xếp cỏ khô, rơm rạ lên mặt để giữ ẩm và chống rửa trôi. 

Tưới và thoát nước

Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và thoát nước ở gốc cây cho tốt. Cây gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển quả. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Độ ẩm thích hợp để trồng gấc là 70 – 80% độ ẩm tối đa.

Làm cỏ, xới vun

Sau trồng 3 tháng phải làm cỏ, xới xáo, vun quanh gốc, xới nông cách gốc 30-50cm và rộng ra xung quanh 1m tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển.

Tỉa dây

 Mỗi gốc cần tỉa bỏ chỉ để lại 2-3 dây cho leo giàn. Cuối mùa hoa, cắt bớt các dây nhỏ, dây cụt, dây không có hoặc ít hoa để giàn được nhẹ bớt và nhựa cây tập trung nuôi quả.

Thụ phấn nhân tạo

 Gấc là cây lưỡng tính: hoa đực và hoa cái cùng trên một dây, hoặc trên các dây của cùng một gốc. Việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm,...Để tăng năng suất, người ta tiến hành thụ phấn nhân tạo. Một trong những cách làm hiệu quả đó là dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên đầu nhụy của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều. Một bông hoa đực có thể thụ phấn được cho 5 bông hoa cái.

Thiết kế giàn leo cho gấc

Trồng gấc cũng như trồng mướp, trồng bầu, cần phải đào hố hoặc đào rãnh trồng và làm giàn cho dây gấc leo mới có nhiều quả. Trong sản xuất gia đình cũng có thể cho gấc bò lên các cây thân gỗ trong vườn đã bị chết khô hoặc bò phủ tán các cây thân mọc còn sống nhưng năng suất không cao, dây gấc leo càng cao thì càng ít quả,… cho leo ngang quả nhiều hơn.

Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió bão làm đổ. Làm giàn hoặc làm giậu làm sao để hướng gió đi vào giữa hai giậu gấc.

Cách làm giậu (đối với vùng đất đồi núi): Trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn, trồng những cây để làm cọc (như cây gạo, phượng, tre, bưởi,...), cách 3m trồng một cây. Năm đầu và năm thứ hai có thể đóng cọc xen những cây đó để làm giậu. Năm thứ ba những cây kia lớn sẽ thay thế cho cọc. Khi cây gấc phát triển mạnh phải chặt ngọn các cây trồng làm cọc chỉ để phần thân cây cao bằng với tay người lớn.

Làm giàn: Giàn có thể dựng bằng các cây tạp, tre nứa hoặc cột bê tông. Bên trên gác các cành tre hoặc đan bằng dây thép. Một số nơi (Quảng Trị, Đà Lạt...) thường dùng dây cước một sợi (đường kính dây khoảng 2mm) đan thành lưới (kích thước mắt lưới: 30cm × 30cm), sau đó căng lên giàn. Giàn bằng lưới cước chi phí thấp và có thể giữ được từ 3 – 5 năm. Cách làm này đang được triển khai rộng rãi ở các tỉnh như Hải Dương, Thái Bình,...cho hiệu quả kinh tế cao.

Chú ý: Thường xuyên theo dõi, vắt các nhánh, cành lên giàn và phân bố hướng nhánh bò để dây gấc bò đều trên giàn, tận dụng tốt không gian. 

3.4.1. Kết quả xây dựng mô hình trồng mới

Bảng 7. Quy mô xây dựng mô hình trồng mới tại các xã

TT

Địa điểm

Diện tích (ha)

Số hộ tham gia

Lai cao sản

Số cây

Nếp Lào Cai

Số cây

1

Cam Đường

0,4

150

0,2

150

17

2

Đồng Tuyển

0,1

120

0,3

80

9

3

Cốc San

0,5

250

0,5

250

7

4

Thái Niên

0,5

330

0,5

170

9

Tổng cộng

1,5ha

850

1,5ha

650

42

Đã tiến hành lựa chọn được 42 hộ tại 4 xã tham gia xây dựng mô hình trồng mới gấc với diện tích 3ha (Bảng 7).

Các hộ tham gia mô hình được cấp phát cây giống sản xuất từ những cây gấc ưu tú tuyển chọn, hỗ trợ vật tư phân bón và hướng dẫn chăm sóc cây gấc theo đúng quy trình.

- Mật độ trồng 500 cây/ha, được bố trí theo khoảng cách trồng 4 m x 5 m.

Theo dõi thời gian sinh trưởng cây gấc tại các điểm tham gia mô hình: được ghi tại bảng 8.

Tỷ lệ cây sống sau khi trồng đạt 90-95 %.

Tỷ lệ chết 5-6% nguyên nhân chết trong khi vận chuyển từ vườn ươm đến các điểm trồng do va đập nên bị vỡ bầu dẫn đến chết.

Kết quả kiểm tra mô hình sau trồng mới

- Xã Cam Đường 0,6ha với 17 hộ tham gia, trong đó có 0,4ha trồng gấc lai và 0,2ha trồng gấc địa phương.

+ Tình hình sinh trưởng chậm, cây mới đang bắt đầu leo giàn, một số hộ cây chết khoảng 40% nguyên nhân do ảnh hưởng cơn bão số 1 và số 2 mưa to nhiều ngày dẫn đến ngập úng nước như hộ ông Phượng, bà Dung, bà Thao.

- Xã Đồng Tuyển 0,4ha với 9 hộ tham gia, trong đó 0,1ha trồng gấc lai và 0.3ha trồng gấc địa phương.

+ Cây phát triển bình thường, cây bắt đầu leo giàn.

- Xã Cốc San huyện Bát Xát 1ha với 7 hộ tham gia, trong đó 0,5ha trồng gấc lai và 0,5ha trồng gấc địa phương.

+ Cây phát triển bình thường, cây bắt đầu lên giàn, tuy nhiên có một số hộ như bà San, ông Tuấn cây chết khoảng 60% nguyên nhân do ảnh hưởng cơn bão số 1 và số 2 mưa to nhiều ngày dẫn đến ngập úng nước.

- Xã Thái Niên huyện Bảo Thắng 1ha với 9 hộ tham gia, trong đó 0,5ha trồng gấc lai và 0,5ha trồng gấc địa phương.

+ Cây sinh trưởng bình thường, có một số hộ do cơn bão số 1, số 2 mưa to nhiều ngày dẫn đến bị ngập nước, số lượng cây bị úng nước chết khoảng 80% như hộ bà Lý Thị Xuân.

Cây gấc không chịu được ngập nước do vậy nên bố trí vườn trồng gấc trên những thửa ruộng bẳng phẳng nhưng phải thoát nước tốt hoặc trên các ruộng đã được làm đồng mức.

Bảng 8. Thời gian sinh trưởng của gấc tại mô hình trồng mới

TT

Địa điểm

Trồng- leo giàn

( ngày)

Trồng- ra hoa cái (ngày)

Trồng - đậu quả (ngày)

Số cành cấp 1

1

Cam Đường

70-75

145-150

170-175

7

2

Đồng Tuyển

80-85

155-160

175-180

5

3

Cốc San

75-80

150-155

170-175

7

4

Thái Niên

70-75

145-150

165-170

6

 Cây gấc tại mô hình có thời gian từ khi trồng đến khi cây bắt đầu leo giàn trung bình từ 75-80 ngày, tại xã Đồng Tuyển có thời gian leo giàn dài nhất trung bình 85 ngày. Kết quả theo dõi tại bảng 8 cho thấy thời gian ra hoa cái tại các điểm trung bình từ 4,5-5 tháng sau trồng. Thời gian từ khi cây ra hoa đến khi đậu quả trung bình là từ 20-25 ngày. Cây gấc tại mô hình có số cành cấp 1 trung bình từ 5-7 cành/cây.

Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của gấc tại mô hình được ghi tại bảng 9.

Bảng 9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây gấc tại mô hình sau một năm trồng mới

TT

Địa điểm

Nếp Lào Cai

Lai cao sản

Số quả/cây

Khối lượng quả(kg)

Năng suất quả (tấn/ha)

Số quả/cây

Khối lượng quả(kg)

Năng suất quả (tấn/ha)

1

Cam Đường

18

1,1

9,9

15

1,8

13,5

2

Đồng Tuyển

16

1,0

8

13

2,0

13,0

3

Cốc San

17

1,1

9,5

15

1,9

14,3

4

Thái Niên

18

1,2

10,8

14

1,8

12,6

 

Trung bình

 

 

9,55

 

 

13,4

Mô hình của dân

15

0,9

8,70

12

1,4

11,0

Năng suất của gấc Nếp Lào Cai năm thứ nhất tại các điểm mô hình đạt 8-10,8 tấn/ha, trung bình đạt 9,55 tấn/ha. Năng suất cao nhất đạt 10,8 tấn/ha tại xã Thái Niên và thấp nhất tại xã Đồng Tuyển đạt 8 tấn/ha.

Gấc Lai cao sản có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, có khối lượng quả lớn hơn so với giống gấc Nếp Lào Cai. Năng suất gấc Lai cao sản năm thứ nhất tại mô hình đạt trung bình 13,4tấn/ha. Xã Cốc San năng suất đạt cao nhất 14,3tấn/ha, khối lượng quả trung bình đạt 1,8kg/quả.

Năng suất và trọng lượng quả gấc mô hình trồng mới cao hơn so với mô hình của nông dân do được đầu tư, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là về chế độ phân bón và đầu tư giàn trồng. 

Bảng 10. Chất lượng quả của giống gấc Nếp Lào Cai và Lai cao sản tại mô hình trồng mới sau một năm trồng.

TT

Mã số cây

Lipit

(%)

Protein

(%)

Gluxit

(%)

Xenlulo (%)

β – Carotene

(mg/kg)

A. Giống gấc Nếp Lào Cai

1

Cam Đường

6,93

2,08

8,81

4,74

1167

2

Đồng Tuyển

7,12

2,09

9,11

4,61

1279

3

Cốc San

6,88

1,81

9,16

4,83

1221

4

Thái Niên

6,61

1,98

8,86

4,79

1196

Mô hình của dân

6,00

1,75

7,80

4,20

1100

B. Giống gấc Lai cao sản

1

Cam Đường

7,62

1,71

9,16

4,92

1293

2

Đồng Tuyển

7,44

1,69

9,08

4,83

1188

3

Cốc San

8,10

1,67

8,81

4,79

1221

4

Thái Niên

8,21

1,72

9,16

4,98

1216

Mô hình của dân

7,25

1,45

8,30

4,25

1200

Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng thịt quả của các giống gấc Nếp Lào Cai và Lai cao sản tại mô hình trồng mới được trình bày ở bảng 10. So với giống gấc Lai cao sản, thịt quả của giống gấc Nếp Lào Cai có hàm lượng lipit thấp hơn nhưng hàm lượng protein cao hơn. Các giá trị tương ứng lần lượt của giống Nếp Lào Cai từ 6,61-7,12% và 1,81-2,09%. Trong khi đó, các giá trị tương ứng lần lượt của giống Lai cao sản từ 7,62-8,21% và 1,67-1,72%.

Giữa 2 giống gấc không có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng gluxit và xenlulo. Hàm lượng gluxit thay đổi trong khoảng từ 8,81- 9,16%. Trong khi đó, hàm lượng xenlulo cũng chỉ thay đổi trong khoảng từ 4,61-4,98%. Cả 2 giống Nếp Lào Cai và Lai cao sản đều chứa hàm lượng β – Carotene khá cao, từ 1167-1293mg/kg.

Giữa 2 giống gấc không có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng gluxit và xenlulo. Hàm lượng gluxit thay đổi trong khoảng từ 8,11- 9,12%. Trong khi đó, hàm lượng xenlulo cũng chỉ thay đổi trong khoảng từ 4,21-4,71%. Cả 2 giống Nếp Lào Cai và Lai cao sản đều chứa hàm lượng β – Carotene khá cao, từ 1123-1232mg/kg.

Các chỉ số của mô hình trồng mới đều cao hơn so với mô hình của nông dân do được đầu tư, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.

Cây gấc tại mô hình bị một số đối tượng sâu bệnh hại như: sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp, ruồi đục quả và bệnh đốm lá. Tuy nhiên, mức độ bị hại chỉ từ nhẹ đến trung bình. Bệnh hại thường xuất hiện vào khoảng tháng 7, tháng 8.

-         Phòng trừ sâu hại bằng cách xịt các loại thuốc như Vibasu 50ND pha 25 cc/bình 8 lít và xịt đều trên lá.

-                   Phòng trừ bệnh đốm lá (Downy Mildew) do nấm Pseudo - ronopora cubensis Rostow gây bệnh. Lá gấc bị bệnh mặt trên của lá có nhiều chấm vàng, mặt dưới có các chất xám sau đó lá chết héo. Dây gấc bị bệnh phát triển kém không cho quả hoặc cho ít quả, quả nhỏ, phẩm chất kém. Phòng trị bằng cách xịt dung dịch Benlate C.

-                   Phòng trừ bệnh tuyến trùng (Nematode): Tuyến trùng Meloidogyne spp hại rễ và dây gấc. Cây bị tuyến trùng phá hoại trở nên còi cọc, kém phát triển, cho quả nhỏ.

Bảng 11. Hiệu quả kinh tế của vườn mô hình trồng mới

Vườn

Năng suất (kg/ha)

Giá bán

(đ/kg)

Tổng thu (đ/ha)

Chi phí tăng thêm (đ/ha)*

Lợi nhuận tăng so đ/c (đ/ha)

- Mô hình

12,1

15.000

181.500.000

12.000.000

49.500.000

- Mô hình của dân

8,0

15.000

120.000.000

-

-

Trong năm thứ nhất, bình quân trên 1ha. Lãi thu được trong năm đầu là không cao do chi phí cho việc cắt tỉa, công phun phân bón lá khá cao. Kết quả là, lợi nhuận do áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng 49.500.000 đ/ha so với không áp dụng.

3.4.2. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh gấc Nếp Lào Cai

            Đã tiến hành lựa chọn 33 hộ tham gia mô hình thâm canh gấc Nếp Lào Cai quy mô 1,5 ha tại 3 xã. Trong đó, xã Thái Niên 9 hộ, xã Cốc San 11 hộ và xã Cam Đường 13 hộ.

Tiến hành lựu chọn cây theo các bước sau: Chọn những cây từ 2-4 năm tuổi, không sâu bệnh phá hoại, nằm ở vị trí thông thoáng không bị che lấp bởi các cây khác.

Các hộ tham gia mô hình đã được hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như:

* Bón phân thúc

Tiến hành bón thúc khi cây bắt đầu đẻ nhánh, gấc bắt đầu lên giàn ra nụ hoa, hình thành quả.

Lượng bón:

+ NPK đầu trâu  13.13.13 + TE lượng 1,2kg/cây.

+ Phân NPK apatit Lào Cai 5.10.3 lượng 1kg/cây.

+ Super lân 0,2kg/cây

+ Phân hữu cơ vi sinh 2kg/cây.

+ Phân chuồng 15kg/cây

Lượng bón trên có thể chia ra 4 lần bón trong năm, lần 1 bón khi gấc bắt đầu leo giàn, trong thời gian gấc mang quả bón 3 lần

Cách bón: đào rãnh rộng 10cm, sâu 10cm hình vành khăn cách gốc 30- 50cm (tùy theo gốc to hay gốc nhỏ)  bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lên mặt đất cách gốc 30 - 50cm rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân. Xếp cỏ khô, rơm rạ lên mặt để giữ ẩm và chống rửa trôi. 

* Cắt tỉa

- Tỉa những cành nhánh và các lá sinh trưởng yếu, sâu bệnh; những cành nhánh mọc ngay thân cũng nên tỉa bớt, chỉ giữ lại 3-4 thân chính/gốc.

- Các nhánh cấp 2, cấp 3 buông xuống, các nhánh của cây đực nên tỉa bớt để giàn thông thoáng, tiện cho việc chăm sóc, giảm sâu bệnh. Các nhánh này thường dài từ 70- 120 cm, tiêu tốn dinh dưỡng cây nên cắt bỏ.

- Tập trung tỉa mạnh vào giai đoạn trái đang lớn, loại bỏ những trái sâu bệnh, trái nhỏ không cho năng suất.

Chú ý: Thường xuyên theo dõi, vắt các nhánh, cành lên giàn và phân bố hướng nhánh bò để dây gấc bò đều trên giàn, tận dụng tốt không gian.

* Phòng trừ sâu bệnh hại

- Phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc như Vibasu 50ND pha 25 cc/bình 8 lít và xịt đều trên lá.

- Bệnh đốm lá (Downy Mildew) do nấm Pseudo - ronopora cubensis Rostow gây bệnh. Lá gấc bị bệnh mặt trên của lá có nhiều chấm vàng, mặt dưới có các chất xám sau đó lá chết héo. Dây gấc bị bệnh phát triển kém không cho quả hoặc cho ít quả, quả nhỏ, phẩm chất kém. Phòng trị bằng cách xịt dung dịch Benlate C.

- Bệnh tuyến trùng (Nematode): Tuyến trùng Meloidogyne spp hại rễ và dây gấc. Cây bị tuyến trùng phá hoại trở nên còi cọc, kém phát triển, cho quả nhỏ.

Bước đầu các hộ đã nắm được quy trình kỹ thuật và áp dụng vào mô hình một cách có hiệu quả.

Bảng 12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống gấc Nếp Lào Cai tại mô hình thâm canh

TT

Địa điểm

Quy mô (ha)

Số lượng cây

Số quả/cây

Khối lượng quả(kg)

Năng suất quả mô hình thâm canh (tấn/ha)

Năng suất mô hình của dân (tấn/ha)

1

Cam Đường

0,5

250

21

1,2

12,6

11,2

2

Cốc San

0,5

250

20

1,1

11,0

10,5

3

Thái Niên

0,5

250

22

1,2

13,2

12,0

 

Trung bình

 

 

 

 

12,3

11,3

           Kết quả theo dõi trình bày tại bảng 12 cho thấy, năng suất giống gấc Nếp Lào Cai tại mô hình thâm canh đạt trung bình 12,3 tấn/ha. Trong đó, năng suất đạt cao nhất tại xã Thái Niên là 13,2 tấn/ha, thấp nhất tại xã Cốc San là 11,0 tấn/ha. Năng suất giống gấc Nếp Lào Cai đối chứng đạt trung bình 11,3 tấn/ha. Trong đó, năng suất đạt cao nhất tại xã Thái Niên là 12,0 tấn/ha, thấp nhất tại xã Cốc San là 10,5 tấn/ha. Các hộ nông dân tham gia mô hình cần áp dụng quy trình kỹ thuật của đề tài chăm sóc để đem lại năng suất cao hơn.

Bảng 13. Chất lượng quả của giống gấc Nếp Lào Cai tại mô hình thâm canh

TT

Địa điểm

Lipit(%)

Protein

(%)

Gluxit

(%)

Xenlulo

(%)

Caroten

(mg/kg)

1

Cam Đường

7,00

1,72

8,9795

4,40

1179

2

Cốc San

6,77

2,06

8,9

4,48

1081

3

Thái Niên

8,65

2,13

9,85

5,13

1925

Mô hình của dân

6,89

1,55

8,00

4,30

1050

           Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng thịt quả của các giống gấc Nếp Lào Cai tại mô hình thâm canh được trình bày ở bảng 13. Giữa 3 địa điểm khác nhau là các xã Cam Đường – thành phố Lào Cai, xã Cốc San – huyện Bát Xát và xã Thái Niên – huyện Bảo Thắng không có sự khác biệt đáng kể về thành phần sinh hóa quả gấc. Hàm lượng lipit chỉ thay đổi trong khoảng từ 6,77-8,65%, hàm lượng protein 1,72-2,13%, hàm lượng caroten 1081-1925mg/kg.                

        Chất lượng quả gấc tại các xã Cam Đường – thành phố Lào Cai, xã Cốc San – huyện Bát Xát và xã Thái Niên – huyện Bảo Thắng trước khi có mô hình trồng thâm canh có sự thay đổi khác biệt vì sau khi có mô hình thâm canh các hộ tham gia mô hình đã được tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật do vậy chất lượng quả mẫu mã đẹp hơn, thịt quả đỏ hơn hàm lượng caroten cao hơn, vỏ mỏng, sai quả.

Cây gấc Nếp Lào Cai tại mô hình thâm canh cũng bị một số đối tượng sâu bệnh hại như: sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp, ruồi đục quả và bệnh đốm lá. Tuy nhiên, giống như ở mô hình trồng mới, mức độ bị hại chỉ từ nhẹ đến trung bình.

Bảng 14. Hiệu quả kinh tế của vườn mô hình thâm canh

Vườn

Năng suất (kg/ha)

Giá bán

(đ/kg)

Tổng thu (đ/ha)

Chi phí tăng thêm (đ/ha)*

Lợi nhuận tăng so đ/c (đ/ha)

- Mô hình

12,3

15.000

184.500.000

4.500.000

10.500.000

- Mô hình của dân

11,3

15.000

169.500.000

-

-

Mô hình thâm canh gấc bình quân trên 1ha. Lãi thu được trong năm là không cao do chi phí cho việc cắt tỉa , công làm giàn, công phun phân bón lá khá cao. Kết quả là, lợi nhuận do áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng 10.500.000 đ/ha so với không áp dụng.

3.4.3. Kết quả tập huấn chuyển giao công nghệ

          - Tổ chức thành công 04 lớp tập huấn cho 200 lượt hộ nông dân tại xã Cam Đường xã Đồng Tuyển TP Lào Cai, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng và xã Cốc San, huyện Bát Sát. Tập huấn kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh giống gấc cho các hộ. Qua tập huấn 90% các hộ đã nắm bắt được kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh gấc.

        - Tổ chức 02 lớp tập huấn cho 50 lượt cán bộ khuyến nông và các trưởng thôn tại xã Cốc San, huyện Bát Xát và xã Cam Đường, TP Lào Cai. Qua tập huấn các cán bộ đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật trồng gấc giúp tuyên tuyền hướng dẫn cho người dân trong vùng trồng gấc nhằm phát triển sản xuất.

Nguồn: Sở KH&CN

  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1