Kêu gọi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước năm 2026
Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN) cấp tỉnh: Có tính cấp thiết, có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi tỉnh, nâng cao tiềm lực KHCN của tỉnh; không trùng lặp với các nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh. Đối với nhiệm vụ kế tiếp hướng nghiên cứu đã có, mô hình ứng dụng cần nhân rộng, nêu rõ kết quả đạt được ở giai đoạn trước và những vấn đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết.
Một số định hướng các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng KHCN trọng tâm:
1. Lĩnh vực khoa học nông nghiệp:
- Chuyển giao và ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh; bảo tồn và phát triển giống bản địa; ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa.
- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thân thiện môi trường, liên kết sản xuất gắn với chế biến, bảo quản các mặt hàng nông sản, thực phẩm, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Ứng dụng KHCN phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp nông thôn. Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng nông sản an toàn từ quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tạo sự minh bạch thông tin, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực, đặc thù của tỉnh góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh; hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, bảo vệ và khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiêp, bao gồm: xây dựng các cơ sở dữ liệu cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi; triển khai sử dụng các nền tảng số để thực hiện cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, cảnh báo thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thông qua các nền tảng số để hỗ trợ người nông dân; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh làm đòn bẩy tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
- Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số gồm công nghệ cảm biến; điều khiển từ xa; IoT, Big data, phần mềm phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây trồng, vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng của cây, vật nuôi, nhằm xác định nhu cầu, tối ưu hóa đầu vào và trang thiết bị cho sản xuất; công nghệ AI ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước; quản lý thức ăn và sức khỏe của vật nuôi.
- Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, đặc biệt chú trọng đến các nguồn gen có khả năng tạo ra sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao, các nguồn gen đặc sản, đặc hữu, các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ứng dụng giải pháp IoT trong canh tác nông nghiệp; nghiên cứu canh tác nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, kinh tế tuần hoàn gắn với tín chỉ cacbon hướng đến sản suất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, an toàn môi trường.
- Ứng dụng các tiến bộ KHCN phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; xây dựng các mô hình nông nghiệp sạch, dược liệu an toàn, đạt tiêu chuẩn (GACP- WHO, hữu cơ, Global GAP, VietGap,..).
2. Lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ
- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, công nghệ tiên tiến làm đường giao thông nông thôn, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Ứng dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; các biện pháp sử dụng năng lượng điện hợp lý và tiết kiệm.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ tự động hóa trong kết nối, cập nhật, phân tích dữ liệu về thiên tai để phục vụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; ứng dụng công nghệ số để quản lý giao thông, an ninh trật tự và cung cấp dịch vụ công tại đô thị; ứng dụng công nghệ số trong chỉ huy, điều hành tác chiến của lực lượng vũ trang đảm bảo an ninh - quốc phòng.
- Ứng dụng sản xuất thông minh trong các ngành trọng điểm như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và logistics.
3. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; triển khai và cụ thể hóa các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu các vấn đề về công tác quản lý, giáo dục, lịch sử, truyền thống, an ninh quốc phòng, văn hóa các dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa của tỉnh; bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể.
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch bền vững, đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu du lịch Lào Cai; xây dựng nền tảng du lịch thông minh; phát triển các mô hình du lịch mới, đặc thù phù hợp với điều kiện và thế mạnh phát triển du lịch của từng địa phương trong tỉnh; nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu thị trường và xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh phục vụ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đội ngũ những người làm khoa học của tỉnh, tạo điều kiện phát huy đầy đủ sức lực, trí tuệ, tài năng, đội ngũ trí thức.
4. Lĩnh vực khoa học y dược
- Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh ở người.
- Phát triển sản xuất, ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong y dược: chiết xuất hoạt chất từ dược liệu; sản xuất, bảo quản và bào chế dược liệu; các loại thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ dưỡng, giải độc, thuốc từ các nguồn dược liệu của tỉnh hỗ trợ trong chăm sóc, điều trị bệnh và phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tiếp nhận hồ sơ đề xuất nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 phiếu đề xuất nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh và 01 phiếu đề xuất nhiệm vụ sở hữu trí trí tuệ cấp tỉnh về Bộ phận Tiếp nhận, số hóa hồ sơ và trả kết quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai (Quầy giao dịch Sở Khoa học và Công nghệ). Địa chỉ: Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Thời gian xét hồ sơ đề xuất:
Trong năm 2025 có 02 đợt xét đề xuất, bao gồm:
- Đợt 1: hồ sơ đề xuất nhận trước ngày 20/05/2025.
- Đợt 2: hồ sơ đề xuất nhận từ ngày 21/5/2025 đến trước ngày 15/10/2025.
Xem văn bản tại đây:
Tải về