Sa Pa: Nâng cao giá trị thổ cẩm
Lượt xem: 928
Hầu hết phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa như Mông, Dao, Xá Phó… thường giữ nghề may thêu truyền thống với đặc trưng của từng dân tộc. Không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình, các sản phẩm thổ cẩm còn trở thành hàng hóa, được nhiều du khách chọn mua.

Chị La Thị Lương ở phường Sa Pa là chủ cơ sở may thêu thổ cẩm có tiếng tại địa phương. Hơn 20 năm nay, cơ sở của chị Lương đặt mua nhiều loại thổ cẩm của người dân Sa Pa để may trang phục và thiết kế thành các sản phẩm lưu niệm. Không chỉ may mới, chị còn mua lại những bộ trang phục cũ của bà con không còn dùng để tái chế và tạo ra những sản phẩm mới, lạ. Công việc may thêu tại cơ sở của chị đã tạo việc làm cho nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương.

41.jpg

anh tin bai

Từ một cơ sở nhỏ khi mới khởi nghiệp, hiện nay, chị Lương đã thành lập được một tổ may thêu thổ cẩm, có thời điểm tạo việc làm thời vụ cho khoảng 300 lao động. Các sản phẩm thổ cẩm của cơ sở chị Lương làm ra không chỉ phục vụ người dân, du khách đến thăm Sa Pa mà còn được đặt hàng để bán cho khách trong nước và quốc tế.

Gia đình chị Giàng Thị Cha ở thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa thuộc diện khó khăn. Trước đây, kinh tế gia đình chị Cha phụ thuộc hoàn toàn vào việc làm nông, phải lao động vất vả mới có thể chăm lo cho 6 người con và cha mẹ già yếu. Năm 2013, chị Cha được giới thiệu tham gia tổ may thêu thổ cẩm của chị Lương. Từ đó, cuộc sống gia đình chị ổn định hơn.

40.jpg

May thêu thổ cẩm ban đầu chỉ là công việc phụ những lúc rảnh tay, nông nhàn, nay đã trở thành nghề chính của nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số, giúp họ có thêm thu nhập. Trên địa bàn thị xã Sa Pa hiện có nhiều tổ, nhóm may thêu thổ cẩm theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp thời trang. Với các họa tiết thổ cẩm đặt trước, người dân may theo mẫu, sau đó giao lại cho các doanh nghiệp may thành hàng thời trang. Nhờ đó, các mặt hàng thổ cẩm của Sa Pa có cơ hội hiện diện trên nhiều thị trường cao cấp.

 

Việc tham gia các cơ sở, tổ, nhóm may thêu thổ cẩm có thể làm thời vụ, không gò bó về mặt thời gian nên được nhiều phụ nữ lựa chọn. Hằng ngày, 1 hoặc 2 người trong các tổ, nhóm sẽ đến kho nhận vải về chia cho các chị em khác may thêu tại nhà, khi hoàn thiện sẽ chuyển sản phẩm lên cơ sở bày bán. Việc này giúp nhiều phụ nữ chủ động thời gian, không ảnh hưởng đến công việc thường ngày mà vẫn có thêm thu nhập.

39.jpg

May thêu thổ cẩm đang là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp thế mạnh của thị xã Sa Pa. Hiện nay, thị xã có khoảng 30 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, trong đó 15 cơ sở phát triển nghề may thêu thổ cẩm. Nghề truyền thống đã tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động, chủ yếu là phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã.

anh tin bai

Với thế mạnh là khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, phát triển may thêu thổ cẩm không những giúp người dân địa phương có thêm thu nhập mà còn tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch, góp phần bảo tồn bản sắc truyền thống, gìn giữ các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Sa Pa.

Nguồn: Theo Báo Lào Cai ĐT
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1