Lào Cai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các dịch vụ xuất nhập khẩu
CTTĐT – Sáng nay (18/4), UBND tỉnh tổ chức hội nghị gặp gỡ thương nhân xuất nhập khẩu và các dịch vụ xuất nhập khẩu tại tỉnh Lào Cai năm 2019.
Đồng chí Lê Ngọc Hưng – Phó Chủ tịch UBND
tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên
quan của tỉnh và sự có mặt của gần 40 thương nhân xuất nhập khẩu và các dịch vụ
xuất nhập khẩu tại tỉnh Lào Cai.

Đồng chí Lê Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị
Theo báo cáo tại hội nghị, trong 4 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị xuất nhập khẩu,
mua bán trao đổi hàng hóa qua biên giới tỉnh Lào Cai ước đạt 821,1 triệu USD,
giảm mạnh so với cùng kỳ 2018 (giảm 20,7%). Cụ thể so với cùng kỳ năm 2018: Giá
trị xuất khẩu đạt 379,1 triệu USD, tăng 1,3%; giá trị nhập khẩu đạt 155,9 triệu
USD, giảm 18,7%; giá trị các loại hình khác đạt 166,1 triệu USD, giảm 64,6%;
giá trị hàng hóa trao đổi cư dân biên giới tại các địa phương biên giới đạt
119,6 triệu USD. Trong đó giảm mạnh nhất là tại Cửa khẩu phụ Bản Vược (giảm
40%), tiếp theo là tại Cửa khẩu phụ quốc tế đường bộ và đường sắt lần lượt giảm
32,7% và 27,6%.
Các mặt
hàng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2019 chủ yếu là: Quả thanh long, hạt tiêu, củ sắn, phốt pho vàng, quặng sắt, giày dép, cà phê, bánh kẹo, Dưa hấu, đường kính, sầu riêng. Trong đó các mặt hàng
xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018 chủ yếu là Phốt pho vàng (giảm 24%)
và Quặng sắt (giảm 32%). Ngoài ra nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm cũng giảm so
với cùng kỳ (giảm 18,7%) do một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 4 tháng đầu
năm nay đã giảm so với cùng kỳ như: Phân bón giảm 20,8%, than cốc giảm 24,5%,
máy móc thiết bị giảm 48,4%.
Nguyên nhân dẫn đến giá trị xuất nhập khẩu
trong 04 tháng đầu năm 2019 giảm mạnh chủ yêu do: Hành lang pháp lý điều chỉnh
hoạt động thương mại biên giới giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều
khác biệt dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
gặp nhiều khó khăn và không ổn định; Chính sách về thu thuế giá trị gia tăng đối
với hàng hóa nhập khẩu chính ngạch giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc còn chưa
tương đồng. Cùng với đó, phía Trung Quốc quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt
hàng nông sản từ Việt Nam theo hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới
thông qua việc tăng cường công tác quản lý hàng hóa thực hiện dưới hình thức
biên mậu, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch kiểm
nghiệm và truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác, chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy
chứng nhận đối với nông sản, thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc, quản lý rủi
ro… Chính vì vậy, từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều mặt hàng không thể thông quan
được.

Quang cảnh hội nghị
Tại hội nghị các thương nhân đã thẳn thắn
nhìn nhận những tồn tại hạn chế trong thức hiện các chính sách xuất nhập khẩu tại
tỉnh Lào Cai. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh tiếp tục điều hành tạo môi trường
lành mạnh trong xuất nhập khẩu trên địa bàn; tạo điều kiện,
chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp thuê đất để kinh doanh xuất nhập khẩu; Có giải pháp nâng cấp tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh để giảm chi phí logitics, giảm giá thành cạnh tranh sản phẩm xuất nhập khẩu…Đáng chú ý, tại hội nghị, các doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh trình Bộ Công thương về
sản phẩm dứa Lào Cai để đàm phám với phía Trung Quốc đưa mặt hàng này vào xuất
khẩu chính ngạch để nhân dân yên tâm sản xuất; ưu tiên thành lập trung tâm kiểm
định chất lượng nông sản, chất lượng dứa trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đại diện Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Hồng
Ngọc phát biểu tại hội nghị
Kết luận tại hội nghị đồng chí Lê Ngọc
Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian tới hoạt động xuất nhập
khẩu, trao đổi cư dân biên giới dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số
II Kim Thành thực hiện dưới hình thức biên mậu tại phía Trung Quốc.
Đồng chí Lê Ngọc Hưng đề nghị các sở,
ngành tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan
hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm thời gian thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa
khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành; đề xuất, kiến nghị với các Bộ, ngành
Trung ương cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thủ tục kiểm
tra chuyên ngành, nhất là về hoạt động giám định hàng hoá. Tăng cường gặp gỡ,
trao đổi tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu với cơ quan chức năng
phía Trung Quốc, kịp thời nắm bắt thông tin điều hành của phía bạn để cảnh báo
cho các doanh nghiệp và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu; đề nghị phía Trung Quốc tạo điều kiện nhập khẩu một số hàng hoá
có lợi thế của Việt Nam.
Đồng thời đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội
Doanh nhân trẻ, Hội nông sản an toàn nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh, kịp thời phản ánh và có ý kiến với các cơ quan chức
năng về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nghiên cứu,
quan tâm tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo hình thức chính ngạch. Lựa chọn
đối tác, bạn hàng tin cậy để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu./.
A.Lìn