Tăng gấp 30 lần số tài khoản lộ, lọt thông tin ở Việt Nam trong 3 năm
Lượt xem: 53

Báo cáo của hãng Kaspersky được đưa ra tại chương trình “Tập huấn mô phỏng bảo vệ tương tác của Kaspersky (KIPS)” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó với các mối đe dọa phức tạp và không ngừng gia tăng trong bối cảnh kỹ thuật số cho thấy số tài khoản lộ lọt do nhiễm mã độc tại Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng đột biến, năm 2023 gấp 31 lần so với năm 2020.

Tăng gấp 30 lần số tài khoản lộ, lọt thông tin ở Việt Nam trong 3 năm

Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông)

Thông tin này được ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) trích dẫn tại chương trình. Theo ông Tuấn, tính riêng trong tháng 6/2024, hệ thống giám sát kỹ thuật của Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 90.033 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.

Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2024, số sự cố nghiêm trọng mà Cục An toàn thông tin phải xử lý đã tăng gần 60% so với năm 2023.

“Cùng với sự gia tăng các cuộc tấn công vào các hệ thống thông tin quan trọng, lừa đảo trực tuyến, việc đánh cắp và lộ lọt thông tin dữ liệu người dùng đang diễn ra phổ biến và phức tạp ở khắp nơi, trong đó có Việt Nam. Số vụ lọt lộ thông tin trong năm 2023 đã tăng gấp 31 lần so với năm 2020. Tình trạng mua bán dữ liệu diễn ra rất công khai, được tổ chức một cách có hệ thống với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp”, ông Tuấn cho hay.

Hệ thống của Công ty An ninh mạng Viettel cũng  ghi nhận, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 46 vụ lộ lọt rao bán dữ liệu, 13 triệu bản ghi bị rao bán, 12,3 GB mã nguồn bị lộ lọt.

Bất chấp những cảnh báo của các cơ quan quản lý cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước, số nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng. Tính đến tháng 6/2024, thông qua việc triển khai Hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia, Cục An toàn thông tin đã ngăn chặn 3.170 website lừa đảo trực tuyến, bảo vệ hơn 10,981 triệu người dân không truy cập vào các website lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Chương trình huấn luyện KIPS được thiết kế dưới dạng trò chơi, mô phỏng các tình huống thực tế mà doanh nghiệp phải gặp hàng ngày. Những tình huống này giúp người tham gia nâng cao kỹ năng nhận định và hiểu rõ hơn về các nguyên tắc bảo mật an ninh mạng.

Thông qua KIPS, người dùng sẽ tham gia vào các tình huống mô phỏng thực tế, huấn luyện khả năng nhận định dựa trên việc phân tích khối lượng lớn dữ liệu và quản lý hiệu quả nguồn lực doanh nghiệp. Đội ngũ quản lý sẽ được trang bị các kỹ năng, kiến thức và chiến lược cần thiết để đảm bảo bảo mật cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Theo antoanthongtin.vn
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1