Khuyến cáo phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, mạng viễn thông
CTTĐT - Trong thời
gian vừa qua, theo ghi nhận của các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ viễn thông, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xuất hiện tình trạng tội
phạm thông qua việc sử dụng các dịch vụ viễn thông để thực hiện hành vi lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản của người dân. Tình trạng tội phạm này cũng đã được tuyên
truyền, song do sự chủ quan, thiếu cảnh giác và những hạn chế trong trong công
tác tuyên truyền nên vẫn có những vụ việc đáng tiếc xảy ra. Để bảo vệ quyền lợi
cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc tại những khu vực vùng sâu, vùng xa
còn khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin. Cổng TTĐT tỉnh Lào Cai đăng tải
một số nội dung cảnh báo, tuyên truyền sâu rộng đến người dân và doanh nghiệp cảnh
giác.
Nguyên
nhân của tình trạng lừa đảo
Điểm chung của những
vụ lừa đảo này nhằm vào các nạn nhận là những đối tượng ít có cơ hội tiếp xúc với
thông tin, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thông tin
khuyến cáo từ các nhà mạng và cơ quan chức năng; thiếu hiểu biết về quy trình
làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ viễn thông. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng yếu tố tâm lý, sự thiếu hiểu biết
của người dân đối với các chính sách của Nhà nước, với các phương thức, thủ đoạn
lừa đảo tinh vi, xảo quyệt như: Nhắn tin, gọi điện lừa đảo, lừa đảo qua hệ thống
Internet.
Ứng dụng giả mạo “Bộ Công an” trên điện
thoại
Hiện nay, việc nhắn
tin lừa đảo đã phát triển với nhiều hình thức tinh vi,một số dạng cơ bản, thường
gặp như: Thông báo người dân thuộc các chính sách hỗ trợ của nhà nước, để nhận
hỗ trợ yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy nhập vào một số
website mạo danh thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc lấy thông
tin; Thông báo khách hàng trúng giải thưởng vàyêu cầu khách hàng nộp lệ phí
thông qua việc cung cấp các mã số bí mật của thẻ cào; Người sử dụng điện thoại
di động bất ngờ nhận được tin nhắn thông báo “đã nhận được một khoản tiền từ số
điện thoại khác”. Sau đó,đối tượng sẽ gọi điện trình bày chuyển nhầm tiền và
xin được trả lại, lợi dụng sự cả tin và lòng thương để chiếm đoạt tài sản.
Tinh vi hơn, các đối
tượng còn sử dụng các phần mềm, thiết bị kỹ thuật để tin nhắn lừa đảo giả mạo đầu
số của các nhà mạng, khiến khách hàng không nghi ngờ và gửi tin kích hoạt các dịch
vụ nội dung với giá cước cao; Gửi tin nhắn đề nghị “Nhắn tin theo cú pháp để
tham gia chương trình đấu giá với giá thấp” hoặc mời đăng ký, quảng cáo các dịch
vụ có nội dung gây tò mò cho người dùng,...
Mạo
danh nhân viên, cán bộ Nhà nước
Trong thời gian qua đã
ghi nhận các đối tượng sử dụng hình thức gọi điện lừa đảo giả danh cán bộ công
an, Viện Kiểm sát Nhân dân, cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước... gọi điện
thông báo việc nạn nhân có liên quan đến một vụ án, hoặc liên quan một vụ rửa
tiền... Lợi dụng sự hoảng loạn của nạn nhân, các đối tượng yêu cầu nộp tiền vào
tài khoản an toàn để thẩm tra, xác minh; Giả mạo nhân viên các doanh nghiệp viễn
thông gọi điện nhắc nợ cước, yêu cầu khách hàng làm theo hướng dẫn để nộp cước,
dọa nạt sẽ cắt dịch vụ và khởi kiện nếu khách hàng không thực hiện; Mạo danh là
nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện
nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện
thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP và thanh toán hàng chục
triệu đồng cho các đơn hàng online bằng thẻ tín dụng của người tiêu dùng; Giảnhận
"nháy máy một chuông", khi những đầu số lạ liên tục nháy máy hàng chục,
hàng trăm lần trong ngày, gây ra các cuộc gọi nhỡ buộc nạn nhân phải gọi trở lại,
tạo điều kiện cho kẻ lừa đảo nhận tiền từ nhà mạng.
Ngoài ra, đối tượng sử
dụng hình thức lừa đảo qua hệ thống Internet một cách tinh vi như lừa đảo nạp
tiền qua website, hay truy nhập trái phép tài khoản facebook, zalo... của người
dùng để thực hiện hành vi lừa đảo như vay tiền, mua hộ card điện thoại...; Lợi
dụng nhiều người thích chơi các game bài qua mạng nên đối tượng đã sử dụng hành
vi đánh bạc qua mạng bằng hình thức game bài đổi thưởng để thu lợi bất chính, với
hình thức dụ người chơi cài đặt ứng dụng, cho phần thưởng ban đầu và khi thua
thì nạp tiền bằng tin nhắn hoặc STK, hiện nay chiêu trò lừa gạt này đang phổ biến
vì trẻ con rất hay mượn máy điện thoại người lớn để nhắn tin nạp tài khoản; Gửi thư qua hệ thống mail điện tử yêu cầu cung cấp
thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và làm các thủ tục nộp phí nhận giải thưởng
của các hãng, chương trình khuyến mại…
Người dân cần cảnh giác với các tin nhắn
lừa đảo
Các
biện pháp phòng ngừa tội phạm
Được biết, về phía
các cơ quan quản lý Nhà nước: Sở Thông tin và Tuyền thông(Sở TT&TT) đã phối
hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện/thị xã/thành phố; các đơn vị báo, đài, các
kênh thông tin quảng bá và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tăng cường
công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác của người dân trước tình trạng
lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua các dịch vụ viễn thông; Cung cấp các đầu mối tiếp
nhận và xử lý những trường hợp liên quan đến lừa đảo qua dịchvụ viễn thông. Các
tổ chức, cá nhân chủ động liên hệ và kịp thời cung cấp thông tin về lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản qua các dịch vụ viễn thông cho các cơ quan chuyên môn tại địa
phương (Công an các cấp, Sở TT&TT, Phòng Văn hóa thông tin các huyện/thị
xã/thành phố) phục vụ công tác điều tra, xử lý.
Công an tỉnh, Sở
TT&TT tổ chức triển khai các biện pháp nghiệp vụ tiến hành điều tra và vây
bắt tội phạm; các doanh nghiệp viễn thông triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm
ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác; nhắn tin cảnh báo người dân với các chiêu
thức lửa đảo qua mạng viễn thông.
Về phía người dân, để
tránh bị tránh tình trạng tổn hại về tài sản cá nhân ngoài ý muốn như trong thời
gian vừa qua, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác quản lý, các cơ quan Nhà nước
khuyến cáo người dân:Tìm hiểu kỹ nội dung và giá cước trước khi sử dụng các dịch
vụ qua tin nhắn; không nhắn tin phản hồi hoặc làm theo hướng dẫn đối với những
tin nhắn không rõ nguồn gốc, không có tên định danh, có nội dung quảng cáo, mời
chào hoặc mạo danh..., đồng thời liên hệ tổng đài của các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ để xác minh những thông tin liên quan đến các chương chính khuyến mạivàgiải
thưởnghay thủ tục; Cân nhắc kỹ trước khi gọi lại những cuộc gọi nhỡ có đầu số lạ
từ quốc tế (Dấu hiệu nhận biết cuộc gọi quốc tế: đầu số phát sinh cuộc gọi nhỡ
có hiển thị dấu cộng “+” hoặc “00” và 02 số tiếp theo không phải mã Việt Nam
“84”) hoặc không nằm trong danh bạ.
Khi nhận được các cuộc
gọi (đặc biệt người xưng là nhân viên viễn thông, cán bộ cơ quan pháp luật....),
hay thư, tin nhắn từ các website, phần mềm... lạ, người dân cần bình tĩnh,
không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại;
không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, thẻ tín dụng hoặc chuyển tiền
vàocác tài khoản theo yêu cầu của người lạ.Có thể sử dụng các phần mềm chuyên
chặn cuộc gọi, tin nhắn không mong muốn. Trong nước hiện đã có 2 phần mềm tiếng
Việt có chức năng chặn tin nhắn rác khá hữu hiệu cho người dùng điện thoại di động
(phần mềm BkavMobile Security, phần mềm
CMC Mobile Security).
Khuyến nghị khóa chiều
gọi đi quốc tế khi không có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng các loại điện
thoại thông minh cần thận trọng khi tải và cài đặt các ứng dụng lạ, không rõ
nguồn gốc để tránh trường hợp máy điện thoại tự thực hiện cuộc gọi hay gửi tin
nhắn.Thông báo cho cơ quan chức năng hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi nhận
được tin nhắn, thư, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo hoặc phát hiện đối tượng khả
nghi.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cho biết: "Để phòng ngừa
các hoạt động lừa đảo qua không gian mạng internet, viễn thông, phương tiện
điện tử, đồng thời để bảo vệ quyền lợi và tài sản của bản thân, người dân cần
chủ động trang bị những kiến thức về pháp luật, thường xuyên cập nhập các phương thức, thủ đoạn mới của loại tội phạm này để nâng
cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm. Cần hạn chế truy cập các trang web
lạ, không chia sẻ thông tin, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, tài khoản ngân hàng,
tài khoản các dịch vụ trên internet… của cá nhân và người thân trong gia đình
lên các trang mạng xã hội; Kịp thời báo ngay cho ngân hàng và cơ quan Cảnh sát
điều tra khi nhận thấy các dấu hiệu lừa đảo để phong tỏa tài khoản, ngăn ngừa
đối tượng rút tiền, tẩu tán, đồng thời xác minh, làm rõ kẻ lừa đảo; cung
cấp thông tin và hỗ trợ công tác điều tra của các cơ quan chuyên môn khi có yêu
cầu"./.