Đối thoại trực tuyến với chủ đề: “An toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2017”

CTTĐT - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, vào 9h00’ ngày 29/12/2016, Cổng TTĐT tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình Đối thoại trực tuyến giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp với Chi cục trưởng: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Quản lý thị trường về chủ đề “An toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2017”.

Chương trình đối thoại tập trung vào các vấn đề:

- Công tác triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- 
Sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2017 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Giải đáp vướng mắc, những vấn đề dư luận quan tâm trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Dưới đây là nội dung chương trình:
  • Người hỏi: Quỳnh Mai - Phố Mới - tp Lào Cai và bà Thùy Linh có địa chỉ hòm thư thuylinh.skhcn@gmail.com
    Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhập khẩu. Xin hỏi các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu này có đảm bảo chất lượng không, đặc biệt là mặt hàng hoa quả tươi. Hiện cơ quan chức năng quản lý các cửa hàng này như thế nào?
    Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
    Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, theo đó đã quy định các cơ quan kiểm tra cụ thể như sau: 1. Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết: Các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật hoặc được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền. Tại Lào Cai là Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 8 thực hiện việc kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu tại cửa khẩu 2. Cơ quan kiểm tra giám sát hàng hóa lưu thông trên thị trường: Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ. Tại Lào Cai là Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh thực hiện việc kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu lưu thông trên thị trường (các cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhập khẩu) Hiện nay Chi cục Quản lý chất lượng NLS và Thủy sản thực hiện Quản lý kiểm tra các cơ sở này theo các Quy định tại thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/12/2014 về việc quy định viêc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP. Theo đó, cơ quan sẽ thực hiện kiểm tra hiện trạng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hồ sơ (nguồn gốc xuất xứ, Hóa đơn, chứng từ nhập khẩu đối với từng lô hàng, tình trạng bao gói, ghi nhãn sản phẩm…), tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan và thực hiện lấy mẫu phân tích khi cần thiết.
  • Người hỏi: Nghiêm Thị Huệ - Linh Đàm - Hà Nội
    Qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết Lào Cai có bắt được thực phẩm nhập khẩu trái phép từ nước bạn vào. Vậy xin hỏi cơ quan chức năng có biện pháp gì ngăn ngừa tình trạng này nhất là để những thực phẩm không rõ người gốc không đi sâu vào nội địa? Xin cảm ơn.
    Ông Nguyễn Bá Bình - Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
    Tỉnh Lào Cai là có trên 180 km tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu phụ, với nhiều đường mòn, lối mở biên giới nên các đối tượng dễ lợi dụng để buôn bán, vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa trái phép trong đó có thực phẩm nhập lậu. Năm 2016, qua công tác kiểm tra, bắt giữ, xử lý vi phạm về thực phẩm nhập lậu trên địa bàn tỉnh; hàng hóa vi phạm chủ yếu là:  - Thực phẩm đông lạnh do phía bạn tạm nhập vào cửa khẩu như: Thịt bò, thịt trâu, chân gà...Trong quá trình bốc dỡ, các đối tượng bốc vác đã lấy trộm hàng hóa sau đó vận chuyển về nội địa để tiêu thụ; -Gia cầm và nội tạng động vật, chân gà thường được các đối tượng vận chuyển trái phép bằng nhiều hình thức và thủ đoạn; -Thực phẩm chế biến như: Chả cá, gà cay, xúc xích...thường được các đối tượng trà trộn với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới để mang về nội địa tiêu thụ. Đển găn chặn tình trạng trên, các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp: Tại cửa khẩu: Lực lượng Hải quan, Biên phòng đã tăng cường kiểm tra hàng hóa trao đổi cư dân biên giới, nhất là việc lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước để trà trộn nhập khẩu hàng hóa trái phép; Tại khu vực đường mòn, lối mở: Lực lượng Biên phòng, Hải quan, Đội liên ngành chống buôn lậu tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các bến bãi, điểm tập kết hàng hóa;   Trong nội địa: Lực lượng QLTT phối hợp Công an tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các bến tàu, bến xe, chợ trung tâm, các tuyến xe khách. Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cung cấp thông tin cho các lực lượng chức năng qua đường dây nóng (Cơ quan thường trực BCĐ 389 tỉnh) để kịp thời ngăn chặn, phối hợp kiểm tra, bắt giữ, xử lý vi phạm. Do thói quen, sở thích ăn đồ nướng của nhiều người nên các đối tượng đã dùng mọi thủ đoạn để buôn bán, vận chuyện thực phẩm trái phép vào nội địa tiêu thụ; cùng với đó lực lượng QLTT đã phối hợp với ngành Y tế tăng cường kiểm tra dịch vụ thứ căn đường phố, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về điều kiện VSATTP.
  • Người hỏi: Phạm Thị Thuý - Bắc Cường - tp Lào Cai
    Hiện nay, tôi thấy hoa quả và các thực phẩm của Trung Quốc được bày bán rất nhiều tại các chợ đề nghị Sở Y tế cho biết các loại hoa quả và thực phẩm trên có đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hay không? Ngành y tế đã có văn bản nào để công bố Chất lượng tiêu chuẩn các loại hoa quả thực phẩm này và có khuyến cáo gì để người dân chúng tôi yên tâm sử dụng?
    Bà Nguyễn Thị Hải Anh – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    Theo điều 62,63,64 Luật An toàn thực phẩm, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT BYT-BNN-BCT của 03 Bộ Y tế, Nông nghiệp &PTNT, Công thương  quy định việc quản lý ATTP xuất, nhập khẩu do các Bộ Y tế, Nông nghiệp &PTNT, Công thương quản lý vì vậy Sở Y tế không được giao tiếp nhận hồ sơ công bố chứng nhận phù hợp, hợp qui đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu.  Tuy nhiên ngoài việc nhập khẩu chính ngạch, đối với Lào Cai thực phẩm nhập khẩu có thể qua con đường nhập lậu hoặc qua trao đổi mậu dịch giữa các nước chung biên giới, theo Quyết định số 52/2015/QĐ-TTG ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới đối với các nước có chung biên giới quy  định cư dân biên giới được mua bán, trao đổi hàng hóa với giá trị không quá 2.000.000 (hai triệu) đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt/1 tháng đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành. Các thực phẩm này dùng để phục vụ cho đời sống, sản xuất của cư dân. Tuy nhiên có thể cư dân không phục vụ cho đời sống, sản xuất mà thu gom để bán ra thị trường. Về nguyên tắc thực phẩm nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường nội địa phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt, nhưng những thực phẩm này không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt vì vậy không đảm bảo điều kiện lưu hành trong nước. Việc quản lý thực phẩm trong nội địa được phân công cho 03 ngành Y tế, Nông nghiệp, Công thương theo các mặt hàng qui định tại Thông tư 13/2014/TTLT BYT-BNN-BCT, theo đó, rau, củ quả tươi do ngành Nông nghiệp quản lý, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát do ngành Công thương quản lý vì vậy đại diện 02 ngành Nông nghiệp, Công thương sẽ trả lời cho khán giả được rõ nét hơn về rau, của quả và thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc lưu hành trên thị trường Lào Cai. Tuy nhiên với chức năng là cơ quan tham mưu, trong 3 năm 2013, 2014, 2015 Chi cục ATVSTP tỉnh cũng đã lấy ngẫu nhiên 665 mẫu thực phẩm có xuất xứ Trung Quốc để kiểm nghiệm Test nhanh (580 mẫu) và gửi kiểm nghiệm (85 mẫu) tại Phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm các chỉ tiêu như dư lượng thuốc BVTV, hàn the, foocmon,phẩm màu, độ ôi khét dầu mỡ, nitrat, salysilic trong các thực phẩm rau, củ, quả và các thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bao gói sẵn như gà cay, nước ngọt, bim bim…kết quả 100% không phát hiện hoặc trong ngưỡng cho phép. Cùng thời điểm trên lấy mẫu các thực phẩm nội địa như nước uống, rượu, giò chả, bánh mì, bún phở, nem chua, rau  để Test nhanh và kiểm nghiệm tại phòng xét nghiệm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu dư lượng thuốc BVTV, hàn the, foocmon,phẩm màu, độ ôi khét dầu mỡ, đường hóa học, kết quả:  6725 mẫu Test nhanh có 185 (2,8%) mẫu không đạt, lấy 500 mẫu, có 38 (7,6%) mẫu không đạt.   Để sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn đối với thực phẩm nói chung bao gồm cả thực phẩm trong nước và nhập khẩu, đối với thực phẩm có bao gói nên mua, sử dụng thực phẩm có nhãn đầy đủ thông tin theo qui định tại Thông tư 34/2014/TTLT- BYT-BNN-BCT trong đó chú ý các thông tin chính như tên sản phẩm, địa chỉ sản xuất, thành phần, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, ngày sản xuất, hạn sử sụng rõ ràng (nếu là thực  phẩm có xuất xứ nước ngoài phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt, đầy đủ các thông tin như trên): đối với các mặt hàng như rau, củ, quả thì hạn chế sử dụng trái vụ, màu sắc, tươi, non bất thường, nên ngâm kỹ, rửa sạch dưới vòi nước chảy, loại bỏ vỏ trước khi sử dụng.
  • Người hỏi: Hoàng Văn Quang - Bảo Hà- Bảo Yên
    Thưa ông (bà): Thị trường luôn thiếu những thực phẩm sạch nhưng thực tế là căn cứ vào thực trạng sản xuất nông nghiệp chăn nuôi hiện nay,tôi thấy giá cả thị trường tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn tỉnh rất thấp và bấp bênh. Vậy theo ông (bà), những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên. Tỉnh đã có những biện pháp gì trong thời gian tới để giúp người dân vượt qua khó khăn. Và trong thời điểm hiện tại ông (bà) có lời khuyên gì đối với người chăn nuôi, làm nông nghiệp? Xin cảm ơn.
    Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
    - Chất lượng sản phẩm chăn nuôi: hàng năm ngành Nông nghiệp đều triển khai công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi. Cụ thể: kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, lấy mẫu phân tích chất lượng, kiểm tra chất cấm trong thức ăn; phân tích chất lượng thịt tìm dư lượng kháng sinh, chất cấm tồn dư trong thịt; lấy mẫu nước tiểu lợn tại các cơ sở giết mổ trước khi giết mổ để kiểm tra chất cấm...Tuy nhiên chưa phát hiện chất cấm và kháng sinh cấm sử dụng trong thực phẩm thịt. - Giá lợn thịt bấp bênh: Hiện nay sản xuất nông nghiệp hàng hóa, theo cơ chế thị trường. Nếu sản xuất cung vượt cầu thì giá sẽ giảm; cung thiếu so với cầu thì giá tăng, đó là quy luật của thị trường.  Sản xuất nông nghiệp của Lào Cai nói chung và chăn nuôi nói riêng hiện nay đang mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết chặt chẽ theo mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ( kể cả trong thị trường trong nước và xuất khẩu). Vì vậy khó có thể xây dựng được kế hoạch sản xuất cân đối theo nhu cầu thị trường nên giá cả thị trường bấp bênh (đây cũng là tình trạng chung trên cả nước). - Tỉnh đã có những biện pháp để giúp người dân vượt qua khó khăn: Tỉnh đã có Trung tâm xúc tiến thương mại, có chính sách khuyến khích chăn nuôi an toàn theo quy trình VietGAP (hỗ trợ 45 triệu đồng/cơ sở chứng nhận VietGAP), chính sách xây dựng nhãn hiệu sản phẩm (30 triệu đ/nhãn hiệu); trong năm 2016 Ngành Nông nghiệp cũng đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại thông qua hội thảo, hội chợ.... Các chính sách trên để giúp các cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng hệ thống thương mại điện tử để người tiêu dùng nhận diện sản phẩm an toàn...  - Trong thời điểm hiện tại ông (bà) có lời khuyên gì đối với người chăn nuôi, làm nông nghiệp: cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, sản xuất những gì thị trường cần; liên kết sản xuất (liên kết với các doanh nghiệp, HTX...) để có khổi lượng sản phẩm lớn, đầu ra ổn định, sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Mô hình chăn nuôi của HTX Quý Hiền – huyện Bảo Thắng là điển hình có thể tham khảo.
  • Người hỏi: Phạm Như Hoa - Cốc Lếu - tp Lào Cai
    Tôi nghe nói người dân phun thuốc để rau nhanh dài, tươi ngon, phun thuốc kích thích để giá đỗ dài nhanh. Người dân như tôi rất hoang mang không biết đâu là rau sạch, đâu là rau bẩn. Vậy xin hỏi cơ quan quản lý làm thế nào để người dân mua được rau sạch?
    Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
    Hiện nay để kích thích sinh trưởng vươn ngọn, bật chồi nhanh giúp cho rau tăng năng suất, nhiều hộ dân thường mua các loại thuốc kích thích. Tuy nhiên, nếu người trồng rau sử dụng thuốc kích thích không trong danh mục được phép sử dụng, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt ngưỡng cho phép, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học. Mức độ tồn dư thuốc trong rau mà người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy...hoặc sẽ bị ngộ độc mãn tính, lâu dần tích tụ lại sẽ gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Về cơ quan quản lý: Trên cơ sở thực hiện Luật an toàn thực phẩm và TTLN số 13/2014, Bộ NNPTNT đã ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư 45/2014, ngày 3/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. + Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có trách nhiệm kiểm tra cơ sở trồng trọt, kể cả hoạt động sơ chế được thực hiện tại cơ sở trồng trọt (lấy mẫu giám sát để thẩm tra ATTP khi cần thiết);Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. + Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sơ chế, chế biến độc lập và lưu thông, tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật; Thực hiện lấy mẫu giám sát, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm; Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. Để mua được các sản phẩm rau sạch, rau an toàn trên thị trường hiện nay Người tiêu dùng nên mua sản phẩm ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải được cơ sở cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ,hàng hóa hoặc vào trang Web: Địa chỉ xanh - nông sản sạch của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ nông nghiệp và PTNT sẽ có địa chỉ các cơ sở cung cấp nông sản an toàn cả nước.
  • Người hỏi: Ban Biên tập
    Thưa Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, nhu cầu hàng hóa, thực phẩm vào dịp giáp tết tăng cao. Vậy xin hỏi quý cơ quan đã có những giải pháp gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn tỉnh?
    Bà Nguyễn Thị Hải Anh – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và các Lễ hội sau Tết,  Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm giúp Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chỉ đạo UBND các cấp, các sở ngành triển khai các hoạt động cụ thể như sau: 1)Thành lập các đoàn thanh kiểm tra liên ngành, chuyên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh - Đối với cấp tỉnh: Thành lập 03 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm cấp tỉnh do 3 ngành Y tế, Nông Nghiệp, Công Thương chủ trì, có mời đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng tham gia kiểm tra, giám sát. Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất,kinh doanh, chế biến thực phẩm trọng điểm, chợ, cơ sở đầu mối cung cấp chủ yếu các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết và các lễ hội tại 9/9 huyện, thành phố. - Đối với cấp huyện, cấp xã: Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và mời đại diện Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tham gia tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến,kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, quảng cáo thực phẩm theo phân cấp quản lý trên địa bàn. - Đối với các ngành y tế, nông nghiệp, công thương có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành kiểm tra các cơ sở thực phẩm theo lĩnh vực phân công quản lý; Các ngành khác như Sở Khoa học công nghệ, Truyền thông, thông tin,Công an, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng...căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát thực phẩm qua biên giới, lưu thông trong nội địa để hạn chế thắp nhất thực phẩm không đảm bảo an toàn đến người tiêu dùng. Các đoàn kiểm tra có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin để tránh chồng chéo và bỏ sót cơ sở. Trong quá trình kiểm tra cương quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, tịch thu tiêu hủy các mặt hàng thực phẩm không đảm bảo an toàn. Tập trung kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tại các khu du lịch tâm linh của tỉnh, đảm bảo ổn định về giá và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra sự cố an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến du khách và du lịch địa phương. 2.Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trên nhiều kênh thông tin với các nội dung: Tập trung tuyên truyền trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quyền trách nhiệm người tiêu dùng theo quy định của Luật An toàn thực phẩm; vai trò trách nhiệm của nhà quản lý, các doanh nghiệp, các Ban tổ chức hội chợ, Lễ hội và người tiêu dùng trong việc bảo đảm ATTP theo nội dung Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn liên quan; Tuyên truyền kiến thức khoa học, pháp luật về ATTP nhằm phòng tránh ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm cho người tiêu dùng. Các gia đình khi tổ chức bữa ăn đông người phải ký cam kết với Chính quyền địa phương thực hiện an toàn thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm Để đảm bảo an toàn thực phẩm, ngoài nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn thực phẩm như ăn chín uống sôi,không mua, bán các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn, cương quyết đấu tranh, tố giác các tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh,vận chuyển thực phẩm bẩn, có như vậy công tác an toàn thực phẩm mới thực sự toàn diện.
  • Người hỏi: Ban Biên tập
    Thưa ông Nguyễn Bá Bình – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường xin hỏi Chi cục Quản lý thị trường có giải pháp gì để bình ổn giá cũng như đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân?
    Ông Nguyễn Bá Bình - Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
    Nhu cầu tiêu dùng trong dịp giáp Tết Nguyên đán thường tăng cao nhất là thực phẩm, nên lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường tăng, kèm theo đó là nguy cơ cao về mất VSATTP. Với chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, ý thức được sự nguy hại của “thực phẩm bẩn” lực lượng QLTT đã chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng, các địa phương trong việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết đấu tranh,xử lý nghiêm vi phạm về VSATTP và bình ổn giá, cụ thể: 1. Về việc bình ổn giá và đảm bảo cung cầu hàng hóa: Lực lượng QLTT phối hợp với ngành Tài chính kiểm tra liên ngành về giá, theo dõi, nắm bắt các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán 2017; Phối hợp với các cơ quan chức năng, Ban quản lý các chợ thông tin về tình hình giá cả hàng hóa; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân có hành vi tăng giá bất hợp lý gây bất ổn thị trường. Chỉ đạo các Đội QLTT địa bàn phối hợp với phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, thành phố nắm bắt nguồn hàng, đại lý cấp 1, cơ sở sản xuất cung ứng cung ứng hàng hóa nhất là mặt hàng thiết yếu. Tham mưu cho Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối trong việc đảm bảo cung, cầu hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu -2017. 2. Về đảm bảo chất lượng VSATTP:  - Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các ngành và các địa phương để quản lý, kiểm tra hoạt động sản xuất,chế biến, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến (giò, chả)...chủ trì, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP của tỉnh tại các địa bàn trọng điểm như thành phố Lào Cai và huyện Sa Pa. - Chỉ đạo các đội QLTT tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát, về VSATTP tại các chợ phiên, chợ trung tâm huyện, thành phố.. kể cả các ngày nghỉ. Phân công cán bộ trực đường dây nóng về ATTP tại các Đội QLTT.
  • Người hỏi: công dân có địa chỉ hòm thư ttmquynh@gmail.com
    Tôi là một công dân sinh sống tại thành phố Lào Cai tôi rất quan tâm tới vấn đề VSATTP, tôi muốn hỏi chương trình câu hỏi như sau: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn theo chuỗi không? nếu có, là những nơi nào? 
    Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
    Câu trả lời đối với Ngành nông nghiệp: Hiện nay Chi cục đã hướng dẫn,  xây dựng và duy trì giám sát 03 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn đã được cấp chứng nhận VietGAP trên địa bàn tỉnh Lào Cai: 1/ Chuỗi sản phẩm rau ôn đới của HTX Mai Anh, huyện Sa Pa (đã được cấp chứng nhận VietGAP cho gần 30 ha rau); Địa chỉ: Thôn Giàng Tra, xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; ; Đại diện: Bùi Trọng Trung ; Điện thoại:  0987.630.429 với các sản phẩm rau cải, bắp cải, xà lách, rau mùi, đậu đỗ, cà chua,... 2/ Chuỗi cung ứng sản phẩm rau, thịt của Công ty TNHH Anh Nguyên, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai (đã được cấp chứng nhận VietGAP số TT-13-07-10-002); Địa chỉ: Số nhà 011, đường Ngọc Uyển, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà; Cơ sở 2: Số nhà 109 đường Hồng Hà, Phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai với các sản phẩm Thịt lợn, thịt gà, rau ôn đới các loại như rau cải, bắp cải, xà lách, rau cải, cà chua, bí non, rau dền…; Thịt lợn đen bản địa Bắc Hà; 3/ Công ty TNHH MTV chè Thanh Bình Mường Khương; Địa chỉ Thôn Chợ Chậu, Xã Lùng Vai, Huyện Mường Khương, Lào Cai;   Đại diện: Bùi Đức Rạng; Điện thoại: 0203886142 với 1000 ha chè được cấp chứng nhận VietGAP. Chi cục thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm để cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
  • Người hỏi: Nguyễn Thị Thương
    Ngày nay, vấn đề ATVS thực phẩm là một nỗi lo rất lớn của mỗi gia đình, nhất là đối với những bà nội trợ như chúng tôi. Mỗi ngày ra đến chợ đều cảm thấy bất an khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Rau thì sợ thuốc BVTV quá hàm lượng; Gà, cá, thịt thì sợ thức ăn tăng trọng và các hóa chất bảo quản…vv. Tất cả sự lựa chọn đều chỉ dựa vào sự quan sát cảm tính và chút kinh nghiệm cá nhân. Xin được hỏi lãnh đạo ngành NNPTNT  và Y tế là làm thế nào để chúng tôi bớt được nỗi lo ngộ độc thức phẩm, để chúng tôi được yên tâm mỗi khi mua thực phẩm ? Ngành NNPTNT có biện pháp gì để các sản phẩm nông nghiệp của người dân cung cấp ra thị trường đều đảm bảo là thực phẩm sạch?
    Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
    Trong bối cảnh ngành nông nghiệp ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường khu vực và quốc tế, việc đảm bảo an toàn thực phẩm nông sản không chỉ lấy lại niềm tin của người tiêu dùng mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt với nông sản của nước ngoài ngay tại thị trường nội địa. Một số giải pháp cụ thể: - Việc đẩy mạnh kết nối sẽ giúp cho các doanh nghiệp phân phối tiếp cận gần hơn với các hộ sản xuất nông sản an toàn, hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn khép kín, đáp ứng mục tiêu năm cao điểm 2016 đảm bảo an toàn thực phẩm mà ngành đang triển khai. Khâu yếu nhất hiện nay là việc kết nối giữa người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tiêu thụ nông sản an toàn. - Tuyên truyền cho người sản xuất thực hiện sản xuất theo quy trình an toàn - Kiểm tra, giám sát công khai cơ sở vi phạm - tổ chức ký cam kết sản xuất đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ - Xây dựng vùng hàng hóa tập trung, có thương hiệu - Xây dựng các điểm cung ứng thực phẩm an toàn theo chuỗi có giám sát - Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm điện tử Xây dựng nông nghiệp an toàn, loại bỏ dần những sản phẩm bẩn ra khỏi xã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành nông nghiệp mà rất cần sự phối hợp của các ngành liên quan. Trong đó, quan trọng nhất là lòng tin của người tiêu dùng và những cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất nông sản sạch.
  • Người hỏi: Ban Biên tập
    Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường rõ ràng rằng việc buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu kiểm soát đang là nỗi lo và bức xúc của người dân vậy thưa ông: Việc kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật của ngành Công thương như thế nào?
    Ông Nguyễn Bá Bình - Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
    Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ 389 ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y...giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Chi cục đã ban hành kế hoạch 06/KH-QLTT ngày 14/4/2016 về tăng cường công tác kiểm tra thuốc BVTV nhập lậu ngoài danh mục, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Lực lượng QLTT đã tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm. Kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng thẩm lậu, buôn bán, vận chuyển và sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc diệt cỏ nhập lậu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lào Cai giảm đáng kể so với năm 2015; năm 2016 lực lượng QLTT đã kiểm tra 237 lượt/vụ; xử lý vi phạm 18 vụ, với số lượng gồm 892,5kg, 1000 gói, 304 lít thuốc BVTV dạng dung dịch. Tuy nhiên tình trạng buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc diệt cỏ nhập lậu tại các chợ phiên, vùng sâu, vùng xa vẫn xảy ra nhưng mang tính chất nhỏ, lẻ, nhất là khi vắng mặt các lực lượng chức năng; hành vi vi phạm là bày bán không đúng quy định, để lẫn với hàng hóa khác hoặc chỉ bày vỏ bao bì...để hàng nơi khác khi có người mua thì mang đến nên rất khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý. Đối tượng vi phạm: Chủ yếu là người dân trên địa bàn các xã biên giới, qua lại thăm thân mang, sách, buôn bán, vận chuyển qua các đường mòn, lối mở dân sinh mang về sử dụng và bán. Phương thức, thủ đoạn: trà trộn, để lẫn hàng hóa khác, để vận chuyển, bày bán, nhất là các chợ phiên, vùng sâu, vùng xa, khi thấy các lực lượng chức năng kiểm tra các đối tượng bỏ hàng không nhận. Địa bàn trọng điểm: các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai.
  • Người hỏi: Bà Vũ Thùy Linh - Bắc Cường – TP.Lào Cai
    Thưa bà Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, giống như nhiều phụ huynh có con theo học tại các trường mẫu giáo và tiểu học, các con ăn bán trú tại trường,tôi rất quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm bữa ăn của con tại nhà trường. Vậy xin hỏi công tác bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm đối với các bữa ăn ở trường học được thực hiện như thế nào?
    Bà Nguyễn Thị Hải Anh – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 341 bếp ăn trường học, việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn trong trường học được phân công, phân cấp quản lý theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh theo đó: Tuyến tỉnh quản lý bếp ăn trong các trường chuyên nghiệp, trung học phổ thông và Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh; Tuyến huyện quản lý bếp ăn tập thể trong các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non; Theo Thông tư 47/2014/TT-BYT các bếp ăn tập thể không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện theo qui định tại Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố và phải ký cam kết với cơ quan quản lý thực thực hiện các qui định về điều kiện ATTP như cơ sở vật chất, con người, hợp đồng cung cấp nguyên liệu, lưu mẫu....Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều bếp ăn tập thể trong trường học có nhiều hình thức tổ chức khác nhau như hợp đồng với nhà cung cấp, nhà trường và Hội cha mẹ học sinh tự tổ chức, bán trú dân nuôi (cha mẹ thay phiên nhau đến nấu)... vì vậy còn nhiều bếp ăn chưa đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất nhất là bếp ăn khu vực vùng nông thôn, miền núi.  Để đảm bảo ATTP cho các bếp ăn trong trường học ngành y tế, giáo dục thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện an toàn thực phẩm trong trường học. Trong thời gian vừa qua Chi cục đã tổ chức thanh kiểm tra trường công lập, dân lập có bếp ăn tập thể do tuyến thành phố, huyện quản lý, kết quả:Thanh, kiểm tra 49 cơ sở, có 01 cơ sở không đạt về điều kiện cơ sở.
  • Người hỏi: Ban Biên tập
    Lào Cai là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội kéo theo đó là trình độ dân trí còn hạn chế. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm trong các dịp cưới xin, đám giỗ. Vậy xin hỏi ngành Y tế có giải pháp gì để hạn chế tình trạng này nhất là trong dịp tết sắp tới và các lễ hội Xuân đang đến gần?
    Bà Nguyễn Thị Hải Anh – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    Giai đoạn trước năm 2014 trên địa bàn tỉnh  xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng nhân dân.Có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra hậu quả nghiêm trọng (chết người, hàng trăm người mắc) sau các bữa ăn tập trung vui vẻ như đám cưới, lễ đặt tên…Điểm hình là vụ ngộ độc 02 người chết do ngộ độc rượu sau bữa ăn đặt tên cho con tại thôn Cốc Ly Thượng xã Cốc Ly huyện Bắc Hà; vụ ngộ độc 102 người mắc sau bữa ăn đám cưới tại thôn Làng Ha, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương;  vụ ngộ độc 145 người mắc sau bữa ăn đám cưới tại thôn Sín Pao Chải, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai… Để giảm thiểu các vụ ngọ độc thực phẩm ngành Y tế đã có rất nhiều giải pháp, trong đó có một số giải pháp then chốt đó là: Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản số 2648/UBND-VX ngày 22/7/2013 về việc tăng cường các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.Trong đó yêu cầu  các hộ gia đình khi tổ chức bữa ăn đông người sẽ ký cam kết với chính quyền địa phương thực hiện an toàn thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm. Nội dung này đã được UBND các huyện, thành phố, xã phường triển khai thực hiện. Từ tháng 9/2013 đến nay đã có gần 5000 hộ gia đình khi tổ chức đám cưới tại nhà ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm với Chính quyền địa phương. Giải pháp này đã góp phần nâng cao, lan tỏa nhận thức trách  nhiệm của người dân trong việc thực hiện an toàn thực phẩm ở cộng đồng nhằm bảo vệ, nâng cao  sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân dân đã được ngành quan tâm, biên tập nhiều nội dung tuyên truyền phong phú, phù hợp với nhận thức của người tiêu dùng ở mỗi vùng, như vùng nông thôn miền núi tuyên truyền chủ yếu bằng hình ảnh, có sản phẩm thực phẩm trực quan..vì vậy nhận thức của nhân dân về an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ đã có có chiều hưởng chuyển biến tích cực, như không uống nước lã khi lên nương, hạn chế ăn các món sống như tiết canh; nhận biết thực phẩm không đảm bảo an toàn; ký cam kết đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm khi tổ chức các bữa ăn đông người  .... ; Mặt khác ngành Y tế tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở thực phẩm do ngành y tế, đặc biệt là các cơ sở dịch vụ ăn uống,bếp ăn tập thể...mặc dù sau khi tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành, hệ thống cáp treo Fanxipăng đưa vào sử dụng, lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng cao, nhưng  không có các sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra làm ảnh hưởng sức khoẻ du khách và đến tiềm năng du lịch của tỉnh. Bằngnhiều giải pháp tích cực, đồng bộ số vụ, số người mắc đều giảm, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm/100.000 dân của tỉnh đã giảm qua các năm từ 38,7 ca (Năm 2013), 8,2ca (Năm 2014), 7,2 ca (Năm 2015), 3,3 ca (năm 2016),
  • Người hỏi: Ban biên tập
    Chúng tôi được biết ở một số chợ vùng cao, vùng giáp biên trên địa bàn tỉnh Lào Cai bày bán tràn lan các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng…. Vậy xin hỏi công tác kiểm tra, quản lí đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật tại các chợ như thế nào?
    Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
    Với đặc điểm Lào Cai là một tỉnh miền núi, vùng cao, có hơn 180km đường biên giới giáp với Trung Quốc, cộng đồng người dân sinh sống và canh tác chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, có mối quan hệ thân tộc hai bên biên giới và nét văn hóa đặc trưng của khu vực này là Văn Hóa chợ Phiên, mọi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đều giao thương buôn bán và trao đổi tại phiên chợ từ lương thực, thực phẩm,bánh kẹo... đến các vật tư phân bón, giống, thuốc BVTV cũng được giao thương trao đổi qua Chợ phiên. Những năm trước đây việc cung ứng các loại thuốc BVTV của Việt Nam sản xuất tại khu vực này còn hạn chế, người dân chưa tiếp cận được. Do đó các loại thuốc BVTV của Trung Quốc sản xuất được một số người dân đưa về qua các lối mòn, lối mở mang bán tại các chợ cho người dân. Từ năm 2011 đến nay được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 của Tỉnh, các Huyên, thành phố và sự phối hợp của các ngành tăng cường công tác quản lý thuốc BVTV của Trung quốc thẩm lậu buôn bán trên địa bàn tỉnh do vây đã giảm cơ bản tình trạng buôn bán sử dụng tràn lan thuốc BVTV của Trung Quốc. Từ năm 2011 đến 2016 Chi cục tăng cường hoạt động phổ biển tuyên truyền cho người dân về sử dụng thuốc BVTV dưới nhiều hình thức khác nhau, phối hợp với các đơn vị công ty sản xuất và cung ứng thuốc BVTV có uy tín trong nước tổ chức được 86 lớp tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc an toàn hiệu quả cho 4.950 lượt nông dân, tổ chức 25 cuộc tuyên truyền lưu động tại các chợ phiên.In phát hành 1.600 tờ áp phích tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng thuốc ngoài danh mục, in 200 tờ áp phích tuyên truyền về các hoạt chất thuốc BVTV cấm sử dụng trên rau, quả chè và hướng dẫn sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường đã thành lập được 10 đoàn thanh tra chuyên ngành tổ chức kiểm tra được 1.659 lượt cửa hàng, hộ kinh doanh; 392 lượt chợ phiên có hoạt động buôn bán thuốc BVTV. Thu giữ trong 6 năm lượng thuốc BVTV ngoài danh mục (thuốc do Trung quốc Sản xuất) tại các chợ phiên vùng cao quy ra kg là: 9.735 kg (Trong đó: Thuốc dạng dung dịch: 6.682 lít, Thuốc dạng bột: 3.053 kg) toàn bộ lượng thuốc này đã được Chi cục bàn giao cho Cục quản lý chất thải tiêu hủy theo quy định. Qua kết quả kiểm tra năm 2016 cho thấy đến nay các loại thuốc BVTV được bán ở chợ phiên chủ yếu là các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu của Việt Nam sản xuất. Việc bán thuốc BVTV tại các chợ phiên của các tiểu thương là không đúng quy định. Tuy nhiên việc xử lý gặp phải sự phản kháng của người dân vì thông qua việc đi lại qua biên giới sẽ dễ mua được sản phẩm, nếu cấm bán các loại vật tư phục vụ cho sản xuất tại các chợ phiên thì người dân sẽ thiếu vật tư để tổ chức sản xuất,gây khó khăn cho phát triển sản xuất của địa phương. Trong khi đó hệ thống các cơ sở đại lý buôn bán và cung ứng ở những khu vực này còn hạn chế (Huyện Mường Khương 14 cơ sở trong đó các xã vùng cao như Cao Sơn, Pha Long, Lùng Khấu Nhin..không có cơ sở nào; huyện Si Ma Cai không có hộ nào đăng ký buôn bán thuốc BVTV, Huyện Bắc Hà có 6 cơ sở/21 xã thị trấn). Các cơ sở đăng ký buôn bán chỉ tập chung ở khu vực vùng thấp vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp tập trung.    Cũng phải thừa nhận một thực tế rằng công tác quản lý thuốc BVTV tại các chợ phiên trong thời gian qua chưa nhận được sự quan tâm chỉ đạo phối hợp của chính quyền cơ sở, các ban quản lý các chợ,  hầu hết cho đây là nhiệm vụ của riêng ngành nông nghiệp, cán bộ thanh tra chuyên ngành của Chi cục chỉ có 4 người phải đảm nhận trên phạm vi toàn tỉnh nên trong công tác găp nhiều khó khăn, (theo điểm c mục 2 của điều 8 Luật BV và KDTV công tác quản lý hoạt động kinh doanh buôn bán , sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương và có sự phối hợp với BVTV, Quản lý thị trường ... ) vì vậy để quản lý tốt hoạt động buôn bán thuốc BVTV tại các chợ đảm bảo theo quy định thì cũng cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương.    Giải pháp trước mắt trong thời gian tới; Chi cục Trồng trọt và BVTV sẽ phối hợp với UBND các huyện vùng cao tiến hành quy hoạch khu vực riêng để bán các loại vật tư nông nghiệp tại chợ phiên vùng cao để thuận lợi cho công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và đảm bảo vấn đề môi trường tại các chợ phiên. Về lâu dài khi Tỉnh thành lập các trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện, thành phố đủ lực lượng cán bộ chuyên môn tới cấp xã để cùng với cơ sở tổ chức cung ứng đầy đủ vật tư đầu vào sản xuất đồng thời kết nối tiêu thụ sản phẩm cho người dân tạo thành chuỗi bền vững trong cung ứng vật tư đầu vào và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân; có như vậy mới kiểm soát tốt chất lượng vật tư đầu vào và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Người hỏi: honganhha86@gmail.com
    Xin ông (bà) cho biết địa chỉ những nơi cung cấp thực phẩm sạch đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận? Xin cảm ơn ông (bà)
    Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
    Hiện tại, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cho 145 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn ỉnh Lào Cai; Danh sách các cơ sở được cập nhật trên cổng thông tin điện tử của Sở tại Website http://snnptnt.laocai.gov.vn/, định kỳ 6 tháng/ 1 lần đăng tải mới. Một số cơ sở cung cấp thực phẩm sạch đã được Chi cục Quản lý Chất lượng NLS và TS cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn Thành Phố Lào Cai như sau: 1/ Cơ sở kinh doanh tổng hợp: Cửa hàng sạch An Tâm, địa chỉ số 181, Đường Hồng Hà, Phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cung cấp thịt lợn đen bản địa, cá sông, tôm, hải sản, hoa quả,rau các loại..; 2/ Cửa hàng của Công ty TNHH Anh Nguyên, huyện Bắc Hà đặt tại TP Lào Cai tại địa chỉ số nhà 108 đường Hồng Hà, Phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai kinh doanh sản phẩm thịt lợn, thịt gà,rau ôn đới các loại như rau cải, bắp cải, xà lách, rau cải, cà chua, bí non,rau dền…, thịt lợn đen bản địa Bắc Hà… 3/ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc Động vật như: giò, chả, nem chua, xúc xích… có cơ sở Bà Phùng Thị Nga tại số nhà 081, tổ 44, đường Lý Công Uẩn, phường Kim Tân, TP Lào Cai, Tỉnh Lào Cai… 4/ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc từ Thủy sản: cá hồi , cá tầm có cở sở của Công ty TNHH MTV Linh Thông tại tổ 12, đường An Dương Vương, Phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai...; 5/ Cơ sở kinh doanh cá hồi,cá tầm của Công ty cổ phần Yến Minh tại địa chỉ 099, Đường Hoàng Liên, Phường Cốc Lếu, Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai…
  • Người hỏi: Ban biên tập
    Thưa Chi cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, nhu cầu hàng hóa, thực phẩm vào dịp giáp tết tăng cao. Vậy xin hỏi quý cơ quan đã có những giải pháp gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn tỉnh?
    Bà Nguyễn Thị Hải Anh – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và các Lễ hội sau Tết,  Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm giúp Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chỉ đạo UBND các cấp, các sở ngành triển khai các hoạt động cụ thể như sau: 1) Thành lập các đoàn thanh kiểm tra liên ngành, chuyên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh - Đối với cấp tỉnh: Thành lập 03 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm cấp tỉnh do 3 ngành Y tế, Nông Nghiệp, Công Thương chủ trì, có mời đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng tham gia kiểm tra, giám sát. Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trọng điểm, chợ, cơ sở đầu mối cung cấp chủ yếu các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết và các lễ hội tại 9/9 huyện, thành phố. - Đối với cấp huyện, cấp xã: Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và mời đại diện Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tham gia tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, quảng cáo thực phẩm theo phân cấp quản lý trên địa bàn.  - Đối với các ngành y tế, nông nghiệp, công thương có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành kiểm tra các cơ sở thực phẩm theo lĩnh vực phân công quản lý; Các ngành khác như Sở Khoa học công nghệ, Truyền thông, thông tin, Công an, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng...căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát thực phẩm qua biên giới, lưu thông trong nội địa để ahnj chế thắp nhất thực phẩm không đảm bảo an toàn đến người tiêu dùng. Các đoàn kiểm tra có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin để tránh chồng chéo và bỏ sót cơ sở. Trong quá trình kiểm tra cương quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, tịch thu tiêu hủy các mặt hàng thực phẩm không đảm bảo an toàn. Tập trung kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tại các khu du lịch tâm linh của tỉnh, đảm bảo ổn định về giá và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra sự cố an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến du khách và du lịch địa phương. 2. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trên nhiều kênh thông tin với các nội dung: Tập trung tuyên truyền trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quyền trách nhiệm người tiêu dùng theo quy định của Luật An toàn thực phẩm; vai trò trách nhiệm của nhà quản lý, các doanh nghiệp, các Ban tổ chức hội chợ, Lễ hội và người tiêu dùng trong việc bảo đảm ATTP theo nội dung Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn liên quan; Tuyên truyền kiến thức khoa học, pháp luật về ATTP nhằm phòng tránh ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm cho người tiêu dùng. Các gia đình khi tổ chức bữa ăn đông người phải ký cam kết với Chính quyền địa phương thực hiện an toàn thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm Để đảm bảo an toàn thực phẩm, ngoài nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn thực phẩm như ăn chín uống sôi, không mua, bán các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn, cương quyết đấu tranh, tố giác các tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh,vận chuyển thực phẩm bẩn, có như vậy công tác an toàn thực phẩm mới thực sự toàn diện. 
  • Người hỏi: Nguyễn Tiến Mạnh - Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
    Tại các chợ vùng cao Lào Cai, tôi thấy các quầy hàng bán khá nhiều bánh kẹo, nước ngọt mà bao bì toàn chữ Trung Quốc không hề có tiếng Việt. Xin hỏi các sản phẩm này có phải do Trung Quốc sản xuất không, có đảm bảo chất lượng không?
    Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
    Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát VSATTP hàng bao gói sẵn (bánh, kẹo); nước giải khát đóng chai, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, các chợ phiên luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chi cục QLTT tại các địa phương. 
    Năm 2016, Chi cục QLTT đã tổ chức kiểm tra 442 lượt/vụ các chợ phiên; qua kết quả kiểm tra cho thấy cơ bản các thương nhân chấp hành tốt quy định pháp luật về kinh doanh. Tuy nhiên, tại các chợ phiên vẫn còn tình trạng kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng sản xuất từ nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt (chủ yếu là hàng được sản xuất từ Trung Quốc). Do thói quen tiêu dùng của đồng bào vùng cao giáp biên nên một số cư dân biên giới qua lại, trao đổi, mua bán hàng hóa với số lượng nhỏ, sau đó mang về bán tại các chợ phiên vùng cao; một số đối tượng lợi dụng sự thiếu thông tin về hàng hóa của bà con vùng cao; sự vắng mặt của các lực lượng chức năng (Ban quản lý chợ, QLTT, thuế) lén lút bày bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng. 
    Về chất lượng hàng hóa, do người dân buôn bán ở các chợ phiên bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau, với số lượng ít vì vậy, việc đảm bảo số lượng hàng hóa lấy mẫu đi kiểm định theo quy định là rất khó khăn. Tuy nhiên, để kiểm soát chất lượng hàng hóa trong thời gian qua, lực lượng QLTT đã tăng cường kiểm tra và thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, khuyến cáo với người tiêu dùng không sử dụng các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu.
     Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường trong kiểm tra, xử lý vi phạm, lực lượng QLTT đã kết hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh thương mại đến hộ kinh doanh và người tiêu dùng tại các chợ với nhiều hình thức như: Trực tiếp, phối hợp với Ban quản lý các chợ thông tin qua hệ thống loa phát thanh..với nội dung không kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng..tiến hành tiêu hủy tại chỗ hàng hóa vi phạm và đồng thời hướng dẫn cách nhận biết một số loại hàng giả, hàng nhái qua đó ngày càng góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thương nhân.


  • Người hỏi: Nguyễn Tiến Mạnh 2 - Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
    Tôi cũng thấy các chợ này bày bán khá nhiều thuốc Bảo vệ thực vật không có nhãn mác hoặc toàn chữ Trung Quốc vậy các sản phẩm nông sản sản xuất tại địa phương có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không?
    Ông Nguyễn Bá Bình - Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
    Chi cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp với các ngành, các địa phương để kiểm tra tại các chợ và các hộ sử dụng đồng thời chi cục đã gửi mẫu phân tích các hoạt chất cho thấy các hoạt chất này cũng là các hoạt chất được sử dụng trong thuốc BVTV của Việt Nam. Tuy nhiên các loại thuốc BVTV từ TQ không có chữ Việt nam, không đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền của Việt nam cấp phép lưu hành nên các loại thuốc này đều là thuốc BVTV không nằm trong danh mục thuốc BVTV được lưu hành tại việt nam nên đều bị cấm sử dụng và lưu hành ở Việt Nam. Qua kiểm tra về sử dụng cho thấy các loại thuốc này chủ yếu là thuốc trừ cỏ được sử dụng trong việc khoai hoang trồng rừng và phát nương trồng ngô để giảm bớt công lao động. Các loại cây trồng như rau mầu rất ít sử dụng tới thuốc BVTV.  Vì vậy phải khẳng định là thuốc BVTV Trung Quốc bán lén lút tại các chợ phiên chủ yếu là thuốc trừ cỏ không dùng vào giai đoạn cây trồng thu hoạch cho sản phẩm; các lọai thuốc này đang được sử dụng rộng rải ở TQ và có cùng hoạt chất với các loại thuốc BVTV đang được lưu hành tại VN; các loại thuốc này là bị cấm do không có trong danh mục được phép sử dụng của VN; Mặt khác trong quá trình giám sát lấy mẫu phân tích chúng tôi chưa phát hiện thấy mẫu nào có dư lượng các chất cấm trên mức cho phép. Tóm lại Việc buôn bán và sử dụng các loại thuốc này là bị cấm vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ do không kiểm soát được do không biết rõ được nguồn gốc hoạt chất thuốc BVTV.  
  • Người hỏi: Thùy Linh - thuylinh.skhcn@gmail.com
    Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhập khẩu. Xin hỏi các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu này có đảm bảo chất lượng không, đặc biệt là mặt hàng hoa quả tươi. Hiện cơ quan chức năng quản lý các cửa hàng này như thế nào? Liệu có sạch hay không?
    Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại trái cây không rõ nguồn gốc được bày bán, tâm lý người tiêu dùng thường hoang mang, lo lắng trong việc lựa chọn các loại trái cây. Những loại hóa chất dùng trong bảo quản để hoa quả chín nhanh, màu sắc đẹp, tươi lâu…đều không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ NN&PTNT nhưng vì mục đích lợi nhuận, một bộ phận người dân sản xuất và kinh doanh lạm dụng các loại hóa chất này mà không có hiểu biết về tác hại của nó. Việc sử dụng quá nhiều các loại hoa quả có hóa chất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vì vậy, người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức trong việc nhận biết các loại trái cây, nên mua các loại trái cây có nguồn gốc rõ ràng, được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vì mắt thường khó có thể phân biệt được đâu là hoa quả có dùng hóa chất và hoa quả không dùng hóa chất. Người tiêu dùng cần có thái độ tẩy chay các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn.  Theo quy định tại thông tư liên bộ số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT, ngày 09/4/2014, của Bộ Y tế, Nông nghiệp, Công thương về việc hướng dẫn phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm “ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm nông lâm sản và thủy sản. Nhưng đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý). Đối với các của hàng chuyên kinh doanh nông sản do ngành nông nghiệp quản lý được Chi cục Quản lý chất lượng NLS và Thủy sản thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở này theo các Quy định tại thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/12/2014 về việc quy định viêc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP. Theo đó, cơ quan sẽ thực hiện kiểm tra hiện trạng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hồ sơ (nguồn gốc xuất xứ, Hóa đơn, chứng từ nhập khẩu đối với từng lô hàng, tình trạng bao gói, ghi nhãn sản phẩm…) và thực hiện lấy mẫu phân tích khi cần thiết.
  • Người hỏi: Ban Biên tập
    Thưa ông Nguyễn Bá Bình rõ ràng rằng việc buôn bán hàng hóa nhập khẩu trái phép, không rõ nguồn gốc, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm đang là nỗi lo và bức xúc của người dân vậy thưa ông, Công tác kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh có thuận lợi, khó khăn gì? 
    Ông Nguyễn Bá Bình - Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
    Việc buôn bán hàng nhập khẩu hàng hóa trái phép, nhất là thực phẩm đã ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe người dân, môi trường đầu tư kinh doanh, thất thu thuế..
    Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát có những khó khăn thuận lợi như sau:
    1. Thuận lợi:
    - Có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia,  các bộ, ngành, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh.
    - Các ngành cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc; tăng cường phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
    - Sự vào cuộc mạnh mẽ của MTTQ các cấp trong việc tuyên truyền vận động quần chúng không tiếp tay cho buôn lậu, không sử dụng thực phẩm bản.
    - Sự vào cuộc của doanh nghiệp, hiệp hội và đặc biệt là người dân
    2. Khó khăn:
    - Buôn bán, nhập khẩu trái phép hàng hóa nói chung và buôn bán, vận chuyển thực phẩm nói riêng đem lại lợị nhuận rất cao; nên các đối tượng dùng mọi thủ đoạn để  buôn bán vận chuyển. 
    - Các đối tượng rất manh động sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng; bỏ hàng khi bị phát hiện nên rất khó cho lực lượng chức năng trong xử lý vi pạm.
    - Lực lượng kiểm tra kiểm soát mỏng, trong khi đường biên giới dài, địa bàn phức tạp nhiều sông suối, đường mòn lối mở..

  • Người hỏi: ttmquynh@gmail.com
    Sắp đến tết Nguyên Đán cơ quan chức năng có hoạt động như thế nào để đảm bảo VSATTP cho người dân?
    Ông Nguyễn Bá Bình - Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
    Theo quy luật, khi chuẩn bị sắp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, nhất là các mặt hàng thực phẩm. Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và địa phương đều có chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Để đảm bảo sức khoẻ cho người dân, BCĐ 389 tỉnh đã có Kế hoạch phân công kiểm tra về chống buôn lậu, ATTP, giá tại các địa bàn trọng điểm như: TP Lào Cai, các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng. Các ngành, lực lượng chức năng trong tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai thực hiện: -Trên tuyến biên giới, các lực lượng Biên phòng, Hải quan, Công an, Đội kiểmsoát liên ngành tăng cường kiểm tra ngăn chặn thực phẩm nhập lậu; không rõ nguồngốc; -Trong nội địa thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các cơ sở, hộ gia đình từ việc nuôi trồng, giết mổ, chế biến thực phẩm; -Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra về VSATTP, bình ổn giá, cung cầu hànghóa, cụ thể:   1.Ngành Công Thương chủ trì phối hợp với ngành Nông nghiệp đảm bảo khả năng cung cấp về lương thực, thực phẩm như rau xanh, thịt…;   2.Ngành Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra về giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân; 3.Ngành y tế chủ trì phối hợp với ngành Công Thương, Nông nghiệp kiểm tra dịch vụ thức ăn đường phố, đảm bảo vệ sinh ATTP; 4.Mặt trận tổ quốc các cấp phối hợp với các lực lượng chức năng, các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng, nhân dân không sử dụng thực phẩm bẩn,không tiếp tay cho buôn lậu, tố giác các hành vi vi phạm về buôn lậu, nhất là hành vi vận chuyển trái phép thực phẩm không rõ nguồn gốc; 5.Lực lượng QLTT đặc biệt chú trọng kiểm tra, kiểm soát về giá; kiểm tra về VSATTP tại các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ phiên vùng cao. Tổ chức ký cam kết với các hộ kinh doanh...
  • Người hỏi:
     
    Ban Biên tập xin trân trọng cảm ơn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Quản lý thị trường, Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai đã phối hợp thực hiện chương trình. Cảm ơn quý đọc giải đã quan tâm theo dõi và gửi câu hỏi đến chương trình.
     
  1 2 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1